Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5304 Lượt xem

Hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào?

Việc xây nhà trên phần đất lấn chiếm của người khác là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật. Lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai vì vậy việc lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Đất đai là một trong những lĩnh vực phức tạp và diễn ra từng ngày, từng giờ. Đây cũng là một trong những vấn đề mà thường xuyên xảy ra tranh chấp. Một hành vi vi phạm luật đất đai mà trong cuộc sống thường ngày chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp đó là hành vi lấn, chiếm đất của người khác.

Mặc dù là một hành vi vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế, hành vi này lại đang diễn ra rất phổ biến thậm chí tranh chấp xảy ra ngay từ hàng xóm của chúng ta. Nhiều trường hợp, do nhận thức của người dân về hành vi này còn sai lệch nên không biết phải xử lý như thế nào?

Vậy nếu ngay chính hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất thì sẽ phải xử lý như thế nào? Đây cũng là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải trường hợp này. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết với chủ đề hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào?

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?

Hành vi này được quy định tại Nghị định 91/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, hành vi lấn đất là hành vi lấn đất là việc mà người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc thời giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó.

Hành vi Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định như trên, việc xây nhà trên phần đất lấn chiếm của người khác là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai vì vậy việc lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 265 luật Đất đai về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản thì ranh giới này được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng và ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch do cơ quan nhà nước đã quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Do đó hàng xóm và các chủ sở hữu đất liền kề có nghĩa vụ tôn trọng ranh giới, trong phạm vi ranh giới, người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác theo quy định.

Thứ nhất: Hòa giải cho hai bên gia đình

Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là phương thức xử lý đầu tiên đối với hầu hết các tranh chấp liên quan tới đất đai.

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận, các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở.

Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hòa giải cơ sở là UBND cấp xã nơi có đất diễn ra tranh chấp.

Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND có thẩm quyền phải liên hệ với các cá nhân, tổ chức liên quan để tổ chức thực hiện hòa giải.

Cụ thể Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND đó. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, và lưu 01 bản tại UBND thực hiện giải quyết tranh chấp.

Nếu hòa giải thành, các bên có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng như đã cam kết. Trong trường hợp có vi phạm hoặc không hòa giải thành, bên bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo như cách 2.

Lưu ý:

Trong trường hợp có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất sau khi hòa giải thành thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 điều 202 luật đất đai 2013 như sau:

+ UBND xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

+ Các trường hợp khác: gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai, thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Do đó, trước tiên bạn có thể thương lượng, tự hòa giải với hàng xóm để giải quyết vụ việc.

Trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận, thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hòa giải tại cơ sở.

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai, người có bất động sản sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.

– Trách nhiệm tổ chức việc hòa giải: là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

– Thời hạn giải quyết hòa giải tại cơ sở: là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

– Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Như vậy, đối chiếu quy định của pháp luật thì trước hết để giải quyết câu hỏi hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào thì sẽ tiến hành hòa giải ở cơ quan UBND cấp xã trước. Sau đó, nếu hòa giải không thành thì có thể thực hiện thủ tục giải quyết đất đai tại UBND cấp huyện/tỉnh hoặc làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thứ hai: Thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Sau khi hòa giải tại cơ sở mà các bên vẫn không giải quyết được tranh chấp thì có quyền thực hiện khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất đang  tranh chấp để giải quyết.

Hồ sơ gồm:

+ Đơn khởi kiện;

+ Biên bản hòa giải;

+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện: bản sao sổ hộ khẩu, bản soa chứng minh thư,….;

+ Giấy tờ chứng minh căn cứ có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: GCNQSDĐ; giấy tờ khác như biên lai nộp thuế sử dụng đất, giấy chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất, di chúc,… (trong trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ);

+ Giấy tờ tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện (nếu có).

Trách nhiệm pháp lý của người có hành vi lấn chiếm đất đai

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà người có hành vi lấn đất bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Tùy thuộc vào từng loại đất và diện tích lấn chiếm mà người có hành vi vi phạm bị xử phạt bằng tiền với mức phạt là khác nhau và các biện pháp nhằm khắc phụ hậu quả, được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Ví dụ: A và B là hàng xóm. Khi A xây tường rào có lấn sang vườn nhà B một khoảng có diện tích là 5 m2 . Theo đó, A phải thực hiện tháo dỡ phần công trình lấn sang đất nhà B đồng thời bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người có hành vi lấn chiếm đất đai trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất hoàn toàn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015 nếu có đủ các yếu tố sau:

– Về mặt khách quan:

Có hành vi lấn đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất mà thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

– Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước, xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác.

– Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.

– Về chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trên đây, chúng tôi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới câu hỏi hàng xóm lấn chiếm đất thì xử lý thế nào? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến thường gặp phải. Vì là hàng xóm là những người ở ngay sát bên và có ranh giới liền kề nên có thể sẽ dễ dàng hơn trong việc thương lượng và hòa giải để tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra.

Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc nào liên quan tới vấn đề này đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi