• Thứ hai, 17/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4226 Lượt xem

Nguồn âm là gì? ví dụ về nguồn âm

Một số nguồn âm dễ thấy trong nguồn sống như: Tiếng nói của mỗi người, tiếng đàn… Nguồn âm là gì? ví dụ về nguồn âm?

Âm thanh là một phần của cuộc sống, âm thanh là một cách thức truyền tài thông tin như giao tiếp, giải trí, học tập… Vậy nguồn âm là gì? Ví dụ về nguồn âm như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nguồn âm là gì?

Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

Nguồn âm bao gồm nguồn âm tự nhiên và nguồn âm nhân tạo:

– Nguồn âm tự nhiên như: Tiếng sấm, tiếng mưa, tiếng lá cọ vào nhau, …

– Nguồn âm nhân tạo như tiếng trống, tiếng còi ô tô, mặt trống khi đánh, chuông đồng khi gõ, kèn khi thổi, loa phát thanh khi đang hoạt động, khi thổi sáo hay chiếc còi, cột không khí trong sáo, còi báo dộng và hát ra âm thanh…

Đặc điểm chung của nguồn âm

– Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống … gọi là dao động

– Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

– Các vật phát ra âm đều dao động.

Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.

Vị trí cân bằng là vị trí lúc vật đứng yên.

– Đặc điểm vật lý của nguồn âm:

Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).

Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hertz (viết tắt là Hz). Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.

Cường độ âm (I) là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo cường độ âm là W/m2

Đồ thị dao động âm là tập hợp các đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong cùng một nhạc âm.

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.

+ Vật dao động nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.

+ Vật dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra càng thấp.

– Đặc trưng sinh lý:

Cảm giác mà âm thanh gây ra cho cơ quan thính giác không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của âm thanh đó mà còn phụ thuộc vào sinh lý của tai. Tai người phân biệt được các âm thanh khác nhau là do các đặc trưng sinh lý của âm thanh. 

Các đặc trưng sinh lý bao gồm: độ cao, độ to và âm sắc. Mỗi đặc trưng sinh lý phụ thuộc vào 1 đặc trưng vật lý nhất định

Đặc trưng sinh lý Đặc trưng vật lý 
Độ caoTần số
Độ toMức cường độ âm
Âm sắcĐồ thị dao động

Ví dụ về nguồn âm

Một số nguồn âm dễ thấy trong nguồn sống như: Tiếng nói của mỗi người, tiếng đàn, tiếng chiêng kêu khi gõ vào, tiếng âm thoa dao động khi dùng búa gõ, …

Các môi trường truyền âm

Môi trường các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể truyền được âm thanh. Khi các nguồn âm dao động, các hạt cấu tạo nên chất đó cũng dao động khiến âm thanh được truyền đi 

Âm thanh không thể truyền trong chân không vì trong chân không có các hạt không được cấu tạo liên kết với nhau. 

Cách nhận biết các vật là nguồn âm

Dựa vào định nghĩa và đặc điểm của nguồn âm để nhận biết một vật có phải nguồn âm hay không: Tất cả các vật dao động đều phát ra âm thanh. Mọi vật phát ra âm thanh đều được gọi là nguồn âm. Hay đã là nguồn âm thì vật đó đang dao động

Trên đây là nội dung bài viết nguồn âm là gì? Ví dụ về nguồn âm. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi