Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Lỗi không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền năm 2024?
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 41312 Lượt xem

Lỗi không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền năm 2024?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Để biết về mức phạt khi không đội mũ bảo hiểm khách hàng gọi đến TỔNG ĐÀI 1900 6557 để được tư vấn

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông và những người ngồi trên phương tiện giao thông đều phải nghiêm túc chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008. Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đương nhiên sẽ bị xử phạt theo quy định.

Việc xử phạt sẽ áp dụng đối với người điều khiển xe không đội mũ hoặc xử phạt với cả đối tượng người điều khiển chở người ngồi trên xe không đội mũ và người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm.

Tư vấn mức phạt năm 2020 Lỗi không đội mũ bảo hiểm qua Tổng đài 1900 6557

Tổng đài tư vấn luật giao thông: 1900 6557

Mức phạt không đội mũ bảo hiểm 2024

– Đối với xe đạp máy:

Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP 

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

– Đối với xe máy:

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP  thì:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mức phạt chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm cũng phạt từ 400 đến 600 nghìn đồng.

Đồng thời, theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều 11 của Nghị định 100/2019 thì người đi quá giang (người được chở) cũng bị phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng vễ lỗi người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”.

Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?

Như đã trích dẫn tại phần mức phạt không đội mũ bảo hiểm trên đây, hành vi không đội mũ bảo hiểm chỉ bị phạt tiền, không đi kèm hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Bên cạnh đó, khoản 6 và khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định:

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1900 6557 SẼ TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ QUÝ KHÁCH NHỮNG VẤN ĐỀ SAU:

– Tư vấn mức phạt khi không đội mũ bảo hiểm;

– Tư vấn mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông;

– Tư vấn mức phạt chạy quá tốc độ so với quy định;

– Tư vấn mức phạt vi phạm nồng độ cồn;

– Tư vấn mức phạt khi tự ý thay đổi màu sơn, hình dáng của xe;

– Tư vấn mức phạt do vượt quá tải trọng;

– Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến giao thông đường bộ.

CÁCH THỨC ĐỂ ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557

Để giải quyết vấn đề của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả, để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn về giao thông đường bộ, khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác rất đơn giản đó là nhấc máy điện thoại lên và gọi tới SỐ: 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.

Lưu ý:

– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557

– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn : 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.

Khách hàng có thể THAM KHẢO thêm một số bài viết sau:

– Tổng đài tư vấn Thủ tục sang tên đổi chủ xe máy;

– Tổng đài tư vấn pháp luật giao thông;

– Tư vấn mức phạt xe quá tải.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi