Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
Ngoại lực là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất và tác động lên bề mặt Trái Đất thông qua phong hóa, xâm thực, xói mòn, bồi tụ, Động đất, núi lửa, nâng lên hạ xuống là quá trình của nội lực.
Câu hỏi: Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
A. Động đất.
B. Xói mòn.
C. Phong hoá.
D. Xâm thực.
Đáp án đúng A.
Ngoại lực không có quá trình của động đất, bởi Ngoại lực là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất và tác động lên bề mặt Trái Đất thông qua phong hóa, xâm thực, xói mòn, bồi tụ, Động đất, núi lửa, nâng lên hạ xuống là quá trình của nội lực.
Lý giải việc chọn đáp án A là do:
Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất
– Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.
– Tác động của nội lực lên địa hình bề mặt Trái Đất:
+ Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo
+ Hình thành các dãy núi, cao nguyên lớn.
+ Gây ra các hiện tượng: động đất, núi lửa, sóng thần,…
Tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất
– Khái niệm: Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất.
-Tác động của ngoại lực: Tạo ra các dạng địa hình như nấm đá, đồng bằng, bờ biển bị xói mòn, thung lũng sông,…
→ Kết luận:
– Mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều chịu tác động thường xuyên, liên tục của nội lực và ngoại lực, tạo nên các dạng địa hình vô cùng phong phú của bề mặt Trái Đất.
– Ngày nay bề mặt Trái Đất vẫn đang tiếp tục thay đổi.
– Các dạng phong hóa: hóa học, lí học và sinh học.
+ Phong hóa lí học: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
Nguyên nhân chủ yếu: Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động của con người,…
Kết quả: đá nứt vỡ, mảnh vụn,…
+ Phong hóa hóa học: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
Nguyên nhân: Tác động của chất khí, các chất khoáng chất hòa tan trong nước,…
Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.
+ Phong hóa sinh học: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật.
Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất,…
Kết quả: Đá bị phá hủy về mặt cơ giới và mặt hóa học.
Sản phẩm: Một phần tạo thành lớp vỏ phong hóa, một phần tạo ra sản phẩm cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm