Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 2110 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Câu hỏi: 

Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là?

A. chữ viết

B. toán học

C. thiên văn học và lịch pháp

D. chữ viết và lịch pháp

Đáp án đúng C.

Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là thiên văn học và lịch pháp, họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng –> thiên văn –> nông lịch, một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng

Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông (khoảng thiên niên kỷ VI-III TCN) ra đời sớm nhất thế giới

Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu,người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:

+ Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. Khoảng 3200 TCN nhà nước Ai Cập thống nhất được thành lập.

+ Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai Cập thống nhất.

+Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.

+ Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.

+ Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

Văn hóa cổ đại phương Đông

* Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

– Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

– Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng –> thiên văn –> nông lịch.

Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

* Chữ viết

– Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.

– Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

– Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.

– Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.

– Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….

5/5 - (4 bình chọn)