Nêu thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ môi trường nước ở Châu Âu

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/11/2022 |
  • Giáo dục |
  • 3688 Lượt xem
3.5/5 - (103 bình chọn)

Ngày nay cách ngành công nghệ, công nghiệp ngày càng phát triển nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng đời sống của con người. Nhưng kéo theo đó cũng chính là những hệ lụy có thể hủy hoại môi trường sống của con người và các sinh vật, thực vật trên địa cầu. Nêu thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ môi trường nước ở Châu Âu.

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

– Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước nguồn,… chứa nhiều tạp chất và kim loại độc hại với hàm lượng cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và động, thực vật.

– Biểu hiện rõ thấy nhất của ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng xuất hiện những màu sắc lạ như vàng, đen hoặc nâu đỏ. Ngoài ra, nước cũng có các mùi hôi thối nồng nặc, mùi hôi tanh,… Bề mặt nước có váng, nổi bọt khí và nhiều vi sinh vật bị chết trong nước.

– Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương,…các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước.

– Những chất gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: Phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp; nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác; chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp.

– Ô nhiễm nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào các đại dương.

Thực trạng nguồn nước ở Châu Âu

– Môi trường nước châu Âu trước đây bị ô nhiễm do tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,…Tuy nhiên còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

– Thực trạng khai thác nguồn nước ở Châu Âu là do trước đây tình trạng khai thác nguồn nước quá mức khiến nguồn nước bị cạn kiệt. Hơn nữa nguồn nước ở nơi đây cũng ô nhiễm trầm trọng cho các hoạt động của con người.

Hậu quả, nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước ở Châu Âu

– Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Châu Âu là do:

+ Nông nghiệp: Một số nước ở Châu Âu còn sử dụng phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống khiến nguồn nước không được tiết kiệm. Và hơn nữa là do những chất độc hại từ thuốc dùng trong nông nghiệp gây ô nhiễm chưa được giải quyết.

+ Công nghiệp: Với sự phát triển mạnh về công nghiệp đã gây ra nhiều vấn đề đau đầu là ngành công nghiệp là ngành tiêu thụ nhiều nguồn nước nhất và cũng xả thải chất ô nhiễm ra môi trường nhiều nhất.

+ Khai thác mỏ: Trong quá trình khai thác cũng đã có những chất độc hại được thải ra môi trường không qua xử lý.

+ Nước thải sinh hoạt: Đây là vẫn là vấn đề của hầu hết các nước khi chưa có hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt một cách triệt để khiến nguồn nước bị ô nhiễm.

+ Nghiên cứu hiện nay cho thấy, trên một quy mô lớn rủi ro về sinh thái bắt nguồn từ các độc chất hóa học đối với hàng ngàn hệ sinh thái nước của Châu Âu. Độc tính hóa học đại diện cho một mối nguy hại về sinh thái học tới gần một nửa số lưu vực nước ở Châu Âu, và trong khoảng 15% các trường hợp, các sinh vật trong hệ sinh thái nước ngọt có thể bị đột tử.

+ Thực trạng của hệ sinh thái thủy sinh châu Âu có thể còn tệ hơn. Lần đầu tiên, sự mở rộng tới các ngưỡng đe dọa đã được đánh giá đối với 3 nhóm sinh vật gồm cá, động vật không xương sống và tảo, những sinh vật sản xuất chính, đã được ước tính cho những lưu vực sông chính này.

+ Dữ liệu được sử dụng có nguồn gốc từ các hoạt động quan trắc nước trong những năm gần đây. Phạm vi lấy mẫu thay đổi đáng kể về không gian và thời gian, do đó việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia là khá khó khăn.

+ Thuốc trừ sâu gây nên nhiều vấn đề về môi trường hơn so với những ước tính trước đó. Do có sự lỏng lẻo trong khâu kiểm soát và quản lý của chính quyền địa phương, rất nhiều nguồn nước ở châu Âu đã bị nhiễm bẩn bởi thuốc trừ sâu.

– Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ở Châu Âu

+ Hậu quả của việc nguồn nước bị ô nhiễm là khiến cho nhiều nơi có nguồn nước ô nhiễm gây chết động vật và thực vật xung quanh, chất lượng đời sống của người dân giảm sút.

+ Những người nghèo không có nước sạch để sinh hoạt.

Biện pháp bảo vệ môi trường nước ở Châu Âu

Để giải quyết những vấn đề về nguồn nước ở Châu Âu cần xây dựng những biện pháp như:

– Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất.

– Để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải cần ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống.

– Ban hành những quy định về nước, nước thải, chất lượng nước uống;

– Quy định hạn chế hoá chất trong nông nghiệp và công nghiệp;

– Quy định doanh nghiệp có cơ sở sản xuất phải đảm bảo về hệ thống xử lý nước thải.

– Đẩu tư công nghệ mới để xử lý nước thải;

– Kiểm soát và xử lý những hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước biển như vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản,…

– Cần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước, giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp…

Nội dung bài viết trên đây đã trả lời được câu hỏi Nêu thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ môi trường nước ở Châu Âu để các em học sinh có thể tham khảo trong quá trình làm bài tập.

3.5/5 - (103 bình chọn)