Nền kinh tế tri thức được dựa trên?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 27/12/2022 |
  • Giáo dục |
  • 760 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Câu hỏi:

Nền kinh tế tri thức được dựa trên?

A. Tri thức và kinh nghiệm cổ truyền.

B. Kỹ thuật và kinh nghiệm cổ truyền.

C. Công cụ lao động cổ truyền.

D. Tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.

Đáp án đúng D

Nền kinh tế tri thức được dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao, trong mô hình này, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội, đây là xu hướng của nền kinh tế hiện đại.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D

– Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.

– Đặc trưng: Bùng nổ công nghệ cao.; Dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.

– Bốn trụ cột: Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu; Công nghệ năng lượng; Công nghệ thông tin.

– Tác dụng: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đồng thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.

– Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên tri thức, khoa học là chính, phản ánh sự phát triển ở trình độ cao của lực lượng sản xuất. Trong mô hình này, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.

Đây là xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, chất xám phát huy tối đa khả năng sinh lợi và mang lại hiệu quả lớn trong các ngành như nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

– Kinh tế tri thức bao gồm các hoạt động như chuyển giao, nghiên cứu công nghệ,… để tạo nên nhiều của cải vật chất và nâng cao những giá trị tinh thần của con người.

– Chung quy lại thì đây là nền kinh tế phát triển chủ yếu bởi sức mạnh của tri thức trong việc vận dụng hiệu quả các nguồn lực về kinh tế. Nhờ có nền kinh tế này mà đời sống của con người ngày càng được nâng cao hơn so với trước đây rất nhiều.

– Nền kinh tế tri thức chỉ được tạo ra và phát triển khi lực lượng lao động sản xuất có trình độ cao và hệ thống sản xuất có sự kết nối nối giữa các công ty đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, các quốc gia khắp thế giới sẽ tạo ra những công dân toàn cầu có thể làm việc tại bất cứ đất nước nào mà có cùng trình độ và cần nền kinh tế này. Do vậy, đây là hệ quả tất yếu dẫn đến toàn cầu hóa.

– Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân lực thì kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao nhất. Điều này phản ánh sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế,… 

5/5 - (6 bình chọn)