NĐ-CP là gì?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3817 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong cuộc sống luật pháp và các vấn đề liên quan ngày càng phổ biến và gần gũi với người dân. Tuy nhiên trong một số văn bản hoặc nội dung người dân bắt gặp cụm từ NĐ-CP .

Với đại đa số thì câu trả lời cho câu hỏi NĐ-CP là gì rất đơn giản nhưng bên cạnh đó nhiều bạn đọc vẫn chưa nắm được vấn đề. Hãy cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nhiệm của chúng tôi đi giải đáp câu hỏi NĐ-CP là gì qua bài viết dưới đây.

NĐ-CP là gì?

NĐ-CP là cụm từ viết tắt cho cụm từ Nghị định-Chính phủ, trên thực tế Chính phủ thường xuyên ban hành ra các Nghị định nhằm giải quyết nhiều vấn đề khác nhau.

Do đó, những văn bản nghị định khi Chính phủ ban hành được sử dụng rộng rãi và sau số hiệu sẽ có ký hiệu viết tắt NĐ-CP để phân biệt với các văn bản do các cơ quan khác ban hành.

Chính phủ và thẩm quyền của Chính phủ

Chính phủ là cơ quan trung tâm, chỉ đạo, điều khiển chung đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ là một thiết chế chính trị nắm quyền hành pháp, theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phân cấp rành mạch giữa ba quyền: lập, hành và tư pháp. Bên cạnh đó  Chính phủ cũng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Là cơ quan điều hành cao nhất, Chính phủ chỉ đạo tập trung, thống nhất các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trừ các công việc của Quốc hội và UBTV Quốc hội. (Ðiều 94 Hiến pháp 2013).

Thẩm quyền của Chính phủ gồm có:

– Quyền sáng kiến lập pháp: Trên cơ sở đường lối chính sách pháp luật của Ðảng và nhà nước, Chính phủ dự thảo:

+ Các văn bản luật trình Quốc hội;

+ Các văn bản pháp lệnh trình UBTV Quốc hội;

+ Các dự án kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước;

+ Các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại của nhà nước.

– Quyền lập quy: tức là ban hành những văn bản quản lý dưới luật có tính chất qui phạm pháp luật nhằm:

+ Ðưa ra các chủ trương, biện pháp để thực hiện chính sách, pháp luật;

+ Bảo vệ lợi ích nhà nước;

+ Bảo đảm trật tự xã hội;

+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

Như vậy có thể thấy Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị quyết, nghị định. Trong đó, nghị định của Chính phủ bao giờ cũng là văn bản pháp quy. Căn cứ theo quy định tại điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định Chính phủ là chủ thể duy nhất có quyền ban hành ra Nghị định.

Nghị định là một trong những loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, chủ thể có thẩm quyền ban hành chủ yếu ở đây là Chính phủ, ban hành ra để giải thích, hướng dẫn luật hoặc những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội mà chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh. Nghị định còn quy định các quyền và những vụ của công dân được hưởng theo nội dung của Hiến pháp và Luật.

Các vấn đề trong Nghị định được Chính phủ ban hành gồm các nội dung như sa:

+ Giải thích chi tiết nội dung các điều, khoản, điểm trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị quyết Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

+ Triển khai các biện pháp mang tính cụ thể để thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội…

+ Đưa ra các biện pháp cụ thể để tiến hành triển khai nội dung chính sách các lĩnh vực như Kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính, ngân sách, văn hóa giáo dục

+ Quy định những vấn đề quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hai hoặc nhiều bộ, cơ quan ngang bộ

+ Các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác…

+ Những vấn đề phát sinh nhưng thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng lại chưa được phát triển thành luật thì khi đó sẽ ban hành Nghị quyết để tạm thời khắc phục vấn đề cho đến khi có Luật ra đời.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: NĐ-CP là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (5 bình chọn)