Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán
  • Thứ tư, 01/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1390 Lượt xem

Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, chúng tôi thực hiện bài viết này.

Đảm bảo sự trung thực của thị trường 

Đặc tính hoạt động của chứng khoán và thị trường chứng khoán là rủi ro có tính hệ thống, một biến cố nhỏ cũng gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế. Vì vậy, trong quản lý nhà nước, việc đảm bảo tính trung thực, cạnh tranh lành mạnh của thị trường chứng khoán là mục tiêu quan trọng. Một số hoạt động cần thiết nhằm giảm tối thiểu rủi ro hệ thống và khuyến khích tham gia thị trường như: 

– Các biện pháp an toàn để đảm bảo khả năng thanh toán của một chế định tài chính, từ đó duy trì lòng tin vào hệ thống tài chính nói chung và bảo về những tiết kiệm cá nhân; 

– Khuyến khích các hệ thống thanh toán hiệu quả và ổn định, có thể giảm tích tụ rủi ro cùng loại, tăng cường khả năng quản lí rủi ro của các quy định, chế tài chính riêng lẻ và ngăn chặn các ảnh hưởng dây chuyền cũng như các vấn đề khủng hoảng tài chính; 

– Ngăn chặn các hành vi lừa đảo, lũng đoạn, giao dịch nội giản và các hành vi khác có thể đe dọa đến tính trung thực của thị trường. 

Đảm bảo sự công bằng 

Sự công bằng là một trong những tiêu chí bảo về sự cạnh tranh và đảm bảo tính trung thực, lành mạnh của thị trường. Muốn hoạt động quản lí có hiệu quả, cần phải thực hiện có biện pháp đảm bảo tính công bằng của thị trường chứng khoán. Các biện pháp sử dụng đó là: 

– Hạn chế độc quyền bằng việc ngăn chặn sự thống trị thị trường của các thành viên lớn; 

– Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ và kém tinh thông nghiệp vụ đầu tư vào các loại tài sản chính, hợp lí với họ và bảo vệ họ khỏi các vi phạm của các thành viên khác có thế lực trên thị trường. 

Đảm bảo hiệu quả 

Hiệu quả là chìa khoá để khu vực tài chính có thể thực hiện nhiệm vụ chính của mình là huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính tới các ngành kinh doanh. Khi các quốc gia mở cửa nền kinh tế của họ và thực hiện phương pháp lấy thị trường làm cơ sở vận hành và phát triển các doanh nghiệp, thì sự phân bổ vốn tín dụng cho các ngành công nghiệp cần phải phù hợp tương xứng với các cơ hội chuyển đổi kinh tế mới. Cả hai vai trò “giữ kỉ luật” và “thúc đy phát triển” của hệ thống quản lí chứng khoán có thể góp phần cho thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán được tổ chức chặt chẽ và hiệu quả hơn. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi