Môi trường sống của sinh vật là gì?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 21/03/2023 |
  • Giáo dục |
  • 599 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả hiểu hơn về môi trường sống của sinh vật, làm rõ thắc mắc môi trường sống của sinh vật là gì? Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Khái niệm môi trường sống của sinh vật

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Tùy thuộc vào loài mà chúng có thể thích nghi với môi trường sống khác nhau.

Các loại môi trường sống của sinh vật

Môi trường sống của sinh vật rất đa dạng và phong phú, chúng có thể sống trên cạn, cũng có thể sống dưới nước, cũng có thể bay trên trời. Căn cứ vào các yếu tố đó, môi trường sống của sinh vật được chia thành 4 loại:

Thứ nhất: Môi trường đất

Trong thổ nhưỡng đất bao gồm đất cát, đất sỏi, đá, tùy theo tính chất của từng loài mà chúng sống ở các loại đất khác nhau. Một số sinh vật thích nghi với đất ẩm cao, trong khi những sinh vật khác thích nghi với đất có độ ẩm thấp. Ví dụ như giun sống dưới lòng đất, tê tê có thể bơi trong cát, chuột sống dưới lòng đất…

Thứ hai: Môi trường nước

Nói đến môi trường sống của sinh vật thì không thể bỏ qua môi trường nước. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống, là môi trường mà hàng triệu sinh vật phụ thuộc vào đó để tồn tại và sinh sản.

Môi trường nước bao gồm nước ngọt, nước mặn, nước lợ và các môi trường nước khác… Có thể kể đến một số ví dụ môi trường nước của sinh vật như cá mè, chép, rô phi sống ở môi trường nước ngọt, cá thu, cá ngừ, cá mập sống ở môi trường nước mặn, tôm thẻ chân trắng sống ở vùng nước lợ, tảo sống ở nước mặn…

Thứ ba: Môi trường mặt đất

Mặt đất là môi trường sống của nhiều sinh vật, trong đó có con người. Mặt đất bao gồm đồi núi, đồng bằng, khí quyển… Có thể nói mặt đất là môi trường sống của sinh vật đa dạng nhất.

Ví dụ về môi trường đất của sinh vật như các loài thực vật trên mặt đất như cây xanh, cây ăn quả, cây lương thực, gia cầm như gà, vịt, lợn, gà mái…

Thứ tư: Môi trường sinh vật

Các sinh vật sống cũng là môi trường sống cho các sinh vật sống khác. Môi trường này cũng rất đa dạng, có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ như cây xanh là môi trường sống của nấm, lông chó là nơi sinh sản của bọ và ghẻ, ruột là nơi cư trú của ký sinh trùng.

Sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến môi trường sống của sinh vật

Bao gồm tất cả các yếu tố môi trưởng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sống, quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Các yếu tố sinh thái bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, con người,… các yếu tố này tác động và chi phối lẫn nhau, tác động lên cơ thể sinh vật vào cùng một thời điểm.

– Ánh sáng là nhân tố quan trọng, nó chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của các sinh vật trên trái đất. chúng ảnh hưởng đến hình thái và các hoạt động sinh lý của thực vật. Ánh sáng còn giúp động vật và con người định hướng trong không gian để săn mồi, chốn kẻ thù và di cư,..

– Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật, như vùng nhiệt đới có độ đa dạng sinh vật cao hơn so với các vùng hàn đới và ôn đới. Đa số các loài sống trong nhiệt độ từ khoảng 0 – 50 độ C.

– Độ ẩm cũng là một yếu tố quan trọng, giúp điều hòa thân nhiệt, tham gia quá trình bài tiết ở động vật và quang hợp ở thực vật.

Sự tác động của các yếu tố sinh học phụ thuộc vào:

– Bản chất của nhiệt độ.

– Cường độ mạnh hay yếu.

– Liều lượng nhiều hay ít.

– Tác động liên tục, gián đoạn, dao động,..

– Thời gian tác động dài hay ngắn.

Bảo vệ môi trường sống của sinh vật như thế nào?

Thứ nhất: Giữ gìn môi trường và trồng nhiều cây xanh

Trong quá trình quang hợp, cây xanh sẽ hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2, ngăn chặn sự xói mòn và cung cấp môi trường sinh thái cho con người và sinh vật. Hãy tích cực trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng bừa bãi. Để giữ gìn cây xanh, hãy sử dụng những đồ dùng nội thất từ tre, nứa để thân thiện với môi trường.

Thứ hai: Sử dụng những chất có nguồn gốc từ thiên nhiên

Một trong những nguyên nhân gây bệnh về ung thư, các bệnh liên quan đến não bộ là vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất dùng trong vệ sinh.

Do đó, hãy sử dụng những chất liệu được chiết xuất từ thiên nhiên. Vì một môi trường sống trong lành, đẩy lùi bệnh tật, hãy đấu tranh nhé!

Thứ ba: Thu gom và xử lý rác thải kịp thời

Trong cuộc sống hàng ngày, con người và động vật đều xả ra môi trường một lượng rác thải khác lớn. Nếu không được thu gom và xử lý kịp thời sẽ khiến môi trường sống bị ô nhiễm và khi rác thải rơi xuống cống sẽ làm tắc cống, dòng chảy không thể lưu thông được. Để hạn chế được điều này, việc chúng ta cần thực hiện ngay là hãy bỏ rác thải vào thùng đúng nơi quy định, thường xuyên thu gom xử lý để tránh tình trạng tràn ứ ra xung quanh môi trường.

Thứ ba: Sử dụng năng lượng tự nhiên

Năng lượng gió, năng lượng mặt trời là các nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn, sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, chi phí để sử dụng được công nghệ năng lượng này thì khá đắt đỏ. Cách dễ nhất để thực hiện là hãy mở cửa đón ánh nắng mặt trời thay vì sử dụng đèn chiếu sáng.

Thứ tư: Áp dụng nguyên tắc 3R

3R được viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Reduce, Reuse and Recycle được hiểu là Giảm sử dụng, tái sử dụng và tái chế.

Thực tế cho thấy, nếu chúng ta sử dụng quá mức mà thiên nhiên cung cấp thì sẽ khiến tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ngay cả nguồn nước sạch. Vì thế, nếu không cần thiết hãy giảm thói quen sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng 1 lần và tăng cường tái sử dụng những đồ dùng để môi trường sống được tốt hơn, giảm thiểu rác thải.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về môi trường sống của sinh vật là gì? Mong rằng phần nào đã giúp Quý độc giả hiểu hơn về môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống, cách chúng ta bảo vệ môi trường sống của sinh vật

5/5 - (6 bình chọn)