Trang chủ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức liên hệ bản thân
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 20727 Lượt xem

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức liên hệ bản thân

Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người đem lại cho con người trong cảm giác và được chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.

Vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề giữa tư duy và tồn tại và thực chất là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Lịch sử của triết học từ trước đến nay luôn là lịch sử đấu tranh không ngừng nghỉ của các trường phái triết học, đấu tranh của các hệ tư tưởng, các khuynh hướng khác nhau trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Mỗi chủ nghĩa lại cho rằng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức khác nhau. Vậy trong triết học Mác – Lê nin, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức liên hệ bản thân như thế nào với mỗi người.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Vật chất và ý thức là gì?

Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người đem lại cho con người trong cảm giác và được chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thể hiện ở việc ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong thực tế vào trong bộ óc con người, ý thức có thể dự đoán, đoán trước được tương lai, có thể tạo ra những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng.

Thứ nhất: Vật chất quyết định ý thức

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, nội dung này được hiểu theo hai ý sau đây:

+ Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau:

Ý thức là ý thức của con người, không tách rời con người, nhưng sự ra đời của con người cũng có giới hạn còn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vô hạn. Do đó có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, vì vậy thế giới vật chất phải có trước ý thức.

Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân thế giới vật chất vĩ mô hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm. Trong khi đó quan điểm về thế giới vật chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng không ai làm mất đi thế giới khách quan, chúng ta không thể nào đếm được điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như dự đoán được điểm kết thúc của thế giới vật chất. Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới vật chất phải có trước ý thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con người và có con người rồi mới có ý thức.

Vì vậy, vai trò của vật chất với ý thức được thể hiện ở chỗ vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.

+ Vật chất là nguồn gốc của ý thức:

Nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và thế giới khách quan cùng với quá trình phản ánh năng động, sáng tạo giữa chúng, tác động qua lại giữa chúng. Nguồn gốc xã hội của ý thức đó chính là lao động và ngôn ngữ.

Khi phân tích nguồn gốc của ý thức, chúng ta thấy bộ óc người thực ra là một dạng vật chất có tổ chức cao, chứa đựng trong nó hàng tỷ noron thần kinh có khả năng sao lại, chụp lại, chép lại và phản ánh thế giới khách quan bằng một cách năng động, sáng tạo. Như vậy, yếu tố tạo nên ý thức là bộ não người là một dạng vật chất.

Thế giới khách quan thực chất là thế giới vật chất. Bản chất của ý thức chỉ là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nếu không có thế giới khách quan, bộ óc con người sẽ không có đối tượng để phản ánh và do đó chắc chắn không có ý thức.

Lao động chính là hoạt động vật chất, mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Nhờ lao động mà con người có thể chủ động, tác động vào thế giới khách quan làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận động qua đó phản ánh vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên, về xã hội.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ chính là lớp vỏ vật chất của tư duy.

– Vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức.

Thứ hai: Vai trò của ý thức đối với vật chất

Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức tác động vào vật chất theo hai hướng:

– Hướng tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan.

– Hướng tiêu cực khi con người không có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí cách mạng sẽ nhận thức sai lầm và hành động trái quy luật.

Liên hệ bản thân với mối quan hệ vật chất và ý thức

Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.

Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân.

Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình huống.

Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức liên hệ bản thân như thế nào với mỗi người. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
4.1/5 - (53 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Định

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên). Thành viên trở lên), Công ty Cổ phần, Công ty Hợp...

Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thanh Hóa

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thanh Hóa. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi