Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách?

  • Tác giả: Nguyễn Nam |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 2209 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi:

Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách?

A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã

B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã

C. Đạo, phủ, châu, hương, giáp

D. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã

Đáp án đúng D.

Mô hình tổ chức hành chính thuộc thời Lê sơ sau cải cách là Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã, từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV trải qua các triều địa Lý, Trần, Hồ, Lê chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ.

Lý giải việc chọn đáp án đúng là D do:

– Năm 1009 nhà Lý được thành lập, năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội) mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.

– Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV trải qua các triều địa Lý, Trần, Hồ, Lê chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ.

– Hệ thống hành chính từ cấp trung gian đến cấp cơ sở là xã có những cải cách cơ bản, quan trọng. Lê Thánh Tông bãi bỏ 5 đạo cũ (bãi bỏ luôn chức Hành khiển), chia cả nước thành 13 đạo Thừa tuyên với các cơ quan hành chính thống nhất.

– Đứng đầu có tam ty: Đô ti (phụ trách quân đội), Thừa ty (phụ trách các việc dân sự) và Hiến ty (phụ trách việc thanh tra, giám sát các quan lại địa phượng mình, thăm nom tình hình đời sống nhân dân).

– Ở trung ương có cơ quan Ngự sử đài, bên cạnh giám sát chung còn có 13 cai đạo giám sát Ngự sử (nằm trong Ngự sử đài) chuyên giúp đỡ cộng tác với các Hiến ti trong việc giáp sát quan chức ở 13 đạo Thừa tuyên.

Ngoài ra còn có các cơ quan Hà đê, Khuyến nông ty chuyên chăm lo đê điều và sản xuất nông nghiệp.

– Dưới đạo Thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. Bỏ đơn vị trấn và lộ (đổi lộ làm phủ, trấn làm châu).

Đứng đầu phủ có Tri phủ, đứng đầu huyện có Tri huyện, ở xã chức Xã quan được đổi gọi là Xã trưởng. Ở miền thượng du, các bản Mường vẫn được giao cho tù trưởng lang đạo cai quản như cũ.

Hệ thống hành chính quốc gia thời Lê sơ, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông, thể hiện tính tập trung từ dưới lên trên, từ địa phương đến trung ương, đề cao quyền hành toàn diện của người đứng đầu Nhà nước, điều này rất quan trọng với một quốc gia thống nhất.

5/5 - (5 bình chọn)