• Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Giáo dục/Học tập |
  • 925 Lượt xem

Mở bài Tây Tiến

Quang Dũng là mẫu nhà văn của “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Văn chương cốt ở sự tinh cứ không cốt ở sự nhiều. Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng dù không phong phú, đồ sộ như các nhà văn, nhà thơ khác nhưng mỗi tác phẩm của ông đều rất đặc sắc và để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm.

Tây tiến là một trong những tác phẩm hay và có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi xin chia sẻ cho các bạn học sinh, phụ huynh cũng như độc giả quan tâm một số mẫu Mở bài Tây Tiến hay, ấn tượng. Qua đó sẽ giúp các bạn biết cách dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc phân tích tác phẩm ở thân bài một cách mới mẻ, sáng tạo và hấp dẫn, gây được ấn tượng mạnh cho người đọc.

Mở bài Tây Tiến số 1

Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc địa phận Hà Nội). Ông là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn với nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng độc giả. Trong các tác phẩm của ông thì Tây Tiến là tác phẩm nổi bật nhất làm lên tên tuổi của ông. Với phong cách sáng tác mới mẻ cùng bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, Tây Tiến đã khắc họa lên hình ảnh của đoàn binh một cách chân thực và sinh động với khí thế hiên ngang, anh dũng cùng tâm hồn lãng mạn, thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở bài Tây Tiến số 2

Quang Dũng là mẫu nhà văn của “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Văn chương cốt ở sự tinh cứ không cốt ở sự nhiều. Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng dù không phong phú, đồ sộ như các nhà văn, nhà thơ khác nhưng mỗi tác phẩm của ông đều rất đặc sắc và để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Trong đó, Tây Tiến là một trong số các bài thơ làm nên tên tuổi của ông. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1947-1948), Quang Dũng tham gia vào đoàn quân Tây Tiến và trở thành đại đội trưởng. Tây Tiến là tên một binh đoàn có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm tiêu hao sinh lực địch. Tại nơi rừng thiêng, nước độc họ phải chịu biết bao gian khổ, đối mặt với biết bao hiểm nguy. Tuy nhiên những người lính với phần đông là những chàng trai Hà Thành vẫn thản nhiên đối mặt, vất vả, cực nhọc nhưng không làm mất đi chất anh hùng, hào hoa lãng mạn trong con người họ. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tây tiến cũng được khắc họa rất tài tình đó là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi.

 Mở bài Tây Tiến số 3

Hình tượng người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng Việt Nam và là nguồn cảm hứng được nhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những người lính xuất thân từ nông dân nghèo nhưng anh em kề vai sát cánh đồng lòng trong “Đồng chí” của Chính Hữu hay những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.. Quang Dũng cũng ghi dấu ấn trong tác phẩm Tây tiến của mình với đề tài người lính rất khác. Tác phẩm đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần.

Mở bài Tây Tiến số 4

Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến.  Ông có khoảng thời gian tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải nghiệm cùng sống, cùng chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại những miền kí ức không bao giờ quên trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải nghiệm về chiến tranh, cuộc sống người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang Dũng. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông ). Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ mà còn dựng lên bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng.

Mở bài Tây Tiến số 5

Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc, nhất là hình ảnh của những người lính kiên cường sẵn sàng hi sinh cả tuổi trẻ, thanh xuân, dũng cảm quên mình cho đất nước. Để lưu giữ những khoảnh khắc lịch sử đã qua không chỉ thế hệ đã qua mà còn cho cả thế hệ ngày nay, mai sau thì biết bao nhà văn, nhà thơ đã sáng tác nên những tác phẩm tái hiện lại những năm tháng ấy.

Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng chính là một trong những tác phẩm đó. Tây Tiến được viết vào năm 1948, khi Quang Dũng phải chuyển đơn vị công tác nhưng vẫn luôn nhung nhớ về đồng đội, về đơn vị cũ. Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng, nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đồng đội và người dân Tây Bắc, đồng thời cũng phác họa chân dung người lính Tây Tiến đầy sống động, chân thực với những vẻ đẹp kiêu dũng, hào hoa lãng mạn.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về Mở bài Tây tiến hay và ngắn gọn nhất. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Chúc Quý bạn đọc có thể tìm cho mình được một mẫu mở bài ấn tượng. Xin cảm ơn!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, kết thành làn sóng mạnh mẽ. Đặc biệt sự phát triển của phòng trào cách mạng quá khả năng lãnh đạo của các tổ chức cách mạng, đặc biệt là sự xuất hiện các tổ chức cộng...

Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là loại câu hỏi với mục đích là hỏi những điều mình không biết, đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra câu trả lời, cùng với câu trần thuật thì nghi vấn là câu thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp và văn học, tiểu...

72 phút bằng bao nhiêu giờ?

72 phút bằng 1 giờ và 12 phút, 1 giờ = 60 phút, vì vậy chia 72 phút cho 60 phút, bạn sẽ được 1 giờ, số phút còn lại sau khi đã chia cho 1 giờ là 72 - 60 = 12 phút. Vì vậy, 72 phút bằng 1 giờ và 12...

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Ở lĩnh vực nào, Nguyễn Du cũng đạt nhiều thành tựu xuất...

Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?

Bài thơ mở ra hình ảnh bếp lửa, gợi những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm, thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống của bà. Cuối cùng, trong hoàn cảnh xa cách, đứa cháu gửi nỗi nhớ mong được gặp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi