Miễn nhiệm là gì? Các trường hợp miễn nhiệm năm 2024
Miễn nhiệm là khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm.
Miễn nhiệm là gì? – đây là một câu hỏi đang được quan tâm đối với cán bộ, công chức. Theo như chúng ta đã biết thì miễn nhiệm là một hình thức thôi giữ chức vụ, không đảm nhiệm vị trí hiện tại của cán bộ, công chức đó nữa. Hiện tại, quy định pháp luật cũng đã đưa ra các quy định về miễn nhiệm để hiểu rõ bản chất, quá trình, trường hợp xảy ra.
Sau đây, chúng tôi – tổng đài Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các quy định nội dung liên quan về bãi nhiệm, mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Miễn nhiệm là gì?
Miễn nhiệm là hình thức khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm, theo căn cứ tại khoản 6, điều 7, luật cán bộ, công chức 2008.
Các trường hợp miễn nhiệm hiện nay?
Căn cứ vào khoản 3, điều 29 luật cán bộ công chức 2008 thì cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ 2 năm liên tiếp không hoàn thành thì bị miễn nhiệm, theo đó thì sẽ có các trường hợp miễn nhiệm như sau, cụ thể là:
– Trường hợp miễn nhiệm do cán bộ, công chức theo quy định tại điều 30, luật cán bộ, công chức)
+ Cá nhân không đủ sức khỏe
+ Cá nhân đó không đủ năng lực và uy tín để đảm nhiệm chức vụ vị trí hiện tại
+ Theo yêu cầu của nhiệm vụ
+ Hoặc vì lý do khác (hoàn cảnh gia đình, môi trường làm việc không phù hợp,…)
– Trường hợp miễn nhiệm đối với công chức ( quy định tại khoản 1, điều 66 nghị định 138/2020/NĐ-CP) thì các trường hợp miễn nhiệm bao gồm:
+ Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
+ Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
+ Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
+ Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
– Lưu ý:
+ Công chức lãnh đạo, quản lý nếu miễn nhiệm nhưng chưa được đồng ý từ cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn hiện tại
+ Công chức lãnh đạo, quản lý được bố trí công tác công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn sau khi miễn nhiệm
+ Các trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền về việc xem xét và quyết định miễn nhiệm là công chức lãnh đạo, quản lý sẽ thực hiện đúng theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
– Sau khi công chức miễn nhiệm thì chế độ và chính sách đối với công chức miễn nhiệm sẽ được giải quyết như sau: (điều 68, nghị định 138/2020/NĐ-CP)
1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
3. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.
4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức:
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức.
Phân biệt giữa miễn nhiệm và bãi nhiệm
Tiêu chí | Bãi nhiệm | Miễn nhiệm |
Căn cứ | – khoản 7 điều 7, điều 30, điều 54 của luật cán bộ công chức 2008 | Khoản 6, điều 7, điều 78 luật cán bộ công chức 2008
|
Khái niệm | – Bãi nhiệm là trường hợp cán bộ công chức bị buộc thôi giữ chức vụ vì vi phạm pháp luật, về đạo đức phẩm chất. Việc này tác động gây ra việc cán bộ, công chức không xứng đáng để tiếp tục giữ chức vụ đã được cơ quan nhà nước giao cho,hình thức bị thôi giữ chức vụ là do bầu cử mặc dù chủ thể chưa bị hết nhiệm kỳ | – Miễn nhiệm là khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm.
|
Mức độ | Nặng | Nhẹ |
Lý do | – Cá nhân vi phạm pháp luật – Cá nhân vi phạm về đạo đức, phẩm chất – Chức vụ chủ thể được cơ quan nhà nước giao không còn xứng đáng đảm nhiệm.
| – Nhiệm vụ được giao không hoàn thành. – Sức khỏe của cá nhân không đủ hoặc do lý do khác để phục vụ đảm nhiệm vị trí hiện tại -Thiếu trách nhiệm trong công việc |
Hình thức | – Thẩm quyền thực hiện bãi nhiệm là cử tri, cơ quan ( tổng số phiếu tán thành ít nhất là 2/3 trở lên thì được bãi nhiệm) | – Người đang giữ chức vụ yêu cầu, đề nghị cấp trên xin miễn nhiệm – Người đang giữ chức vụ bị nhận quyết định miễn nhiệm từ phía cấp trên vì lý do: nhiệm vụ không hoàn thành, thiếu trách nhiệm |
Bản chất | – Bị xử lý kỷ luật | – Cho thôi việc, ngừng giữ chức vụ đang làm việc. |
Hệ quả | – Không được làm việc hoặc giữ bất kỳ chức vụ nào trong cơ quan nhà nước | – Không được làm việc ở cơ quan nhà nước – Có thể làm việc ở vị trí, chức vụ khác tại cơ quan nhà nước. |
Trên đây là nội dung cụ thể mới nhất năm về miễn nhiệm là gì?, các trường hợp miễn nhiệm hiện nay và phân biệt miễn nhiệm và bãi nhiệm. Mọi thắc mắc chưa rõ ràng bạn có thể liên hệ trực tiếp tới bộ phận tổng đài tư vấn pháp luật Luật Hoàng Phi để được giải đáp nhanh nhất.
Trân trọng cảm ơn!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Theo quy định của pháp luật lao động thì ngoài tiền lương hàng tháng, một số lao động còn được nhận thêm một khoản phụ cấp lương. Đây là khoản tiền nhằm bù đắp các yếu tố như điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt hay mức độ thu hút lao động ở một số khu...
Nhằm sử dụng hợp lý các nguồn ngân sách Nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước cũng như các nguồn các tài nguyên khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Mặc dù biên chế thường được xem là “bảo đảm” cho cán bộ, công chức, viên chức có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định nhưng vẫn có trường hợp bị tinh giản biên chế - đưa ra khỏi biên...
Cán bộ công nhân viên là cách gọi thực tế, vắn tắt của nhiều người về những người giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tức là cán bộ, công chức, viên...
Những điều viên chức không được làm theo Luật Viên Chức
Nếu trong trường hợp viên chức vi phạm quy định về những điều viên chức không được làm thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP....
Xem thêm