• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6774 Lượt xem

Mấy tuổi học lớp 1?

Chuyển sang một môi trường mới, không còn sự quen thuộc và được chăm sóc ở lớp mẫu giáo, lên lớp 1 các con sẽ gặp bạn bè, thầy cô giáo mới phải tự lập trong một số hoạt động cá nhân khác, từ công việc nhỏ nhất như thắt dây giày, đội mũ, thu thập đồ cho và cặp sách…

Một kỳ tựu trường nữa lại đang diễn ra, chúng ta lại cháo đón một lứa mầm non mới vào cấp tiểu học. Tuy nhiên, có một số câu hỏi chúng ta tưởng là đơn giản xong khi trải qua rồi chúng ta lại quên mất những câu hỏi đơn giản đó.

Trong số những câu hỏi đó, chúng tôi hôm nay sẽ cung cấp một số nội dung liên quan nhằm trả lời tới câu hỏi: Mấy tuổi học lớp 1?

Mấy tuổi học lớp 1?

Căn cứ quy định tại Điều 8 – Luật Phổ cập Giáo dục tiểu học năm 1991, cụ thể:

“ Trẻ em 6 tuổi phải được học lớp 1 ngay từ đầu năm học”.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 33 – Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDDT, quy định về tuổi của học sinh tiểu học, cụ thể:

– Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vung có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

– Học sinh tiểu học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợ khác theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Do đó, đối với câu hỏi Mấy tuổi học lớp 1? Chúng tôi xin trả lời rằng thông thường trẻ em 6 tuổi sẽ được học lớp 1 và được tính theo năm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt như đã nếu ở trên thì có thể vào học lớp 1 muộn hơn.

Những việc cần chú ý khi có con chuẩn bị vào lớp 1

Thứ nhất: Cần rèn luyện sự tự tin và tự lập

Chuyển sang một môi trường mới, không còn sự quen thuộc và được chăm sóc ở lớp mẫu giáo, lên lớp 1 các con sẽ gặp bạn bè, thầy cô giáo mới phải tự lập trong một số hoạt động cá nhân khác, từ công việc nhỏ nhất như thắt dây giày, đội mũ, thu thập đồ cho vào cặp sách…

Thứ hai: Chuẩn bị cho các con về mặt tâm lý

– Kể cho các con nghe những câu chuyện thú vị về cô giáo và bạn bè, cho trẻ hiểu được văn hóa khác biệt khai chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1, tránh cho các bé có tâm lý sợ sệt. Đặc biệt cho con tập làm quen với bút, sách, vở, thước kẻ hay bảng … đừng bắt các bé học tập trước tránh gây áp lực cho con, hãy luôn là những người bạn đồng hành cùng với con, tạo cơ hội đồng thời lắng nghe con để con cảm thấy háo hứng khi được đến trường.

– Cho các bé đi thăm quan trường, giới thiệu với con đồ dùng học tập cần thiết.

Thứ ba: Xây dựng hứng thú với việc học và giúp con làm quen dần với kiến thức

Chúng tôi không khuyến khích các bậc phụ huynh cố gắng dạy trước chương trình cho các bé, gây áp lực. Việc học trước khi con trẻ chưa phù hợp với lứa tuổi thể chất sẽ dẫn đến việc lệch lạc về tư thế ngồi nét chữ, tay cầm bút … Mà việc sửa lại những điểm nhỏ này sẽ rất khó khăn.

Thứ tư: Tập cho trẻ vận động mỗi ngày

Thời khóa biểu ở bậc tiểu học sẽ nặng hơn ở lớp mẫu giáo. Nếu các bé không có sức khỏe tốt sẽ không đảm bảo được công việc học tập dễ khiến bé mệt mỏi, buồn chán và không đạt được kết quả học tập như mong muốn.

Thứ năm: Dạy các bé cách hòa nhập

Để giúp các bé có cái nhìn khái quát cũng như hình dung và hiểu sâu hơn về các tình huống có thể gặp phải khi vào lớp 1, chuyên gia tâm lý cũng khuyến khích phụ huynh:

“Đóng vai làm giáo viên để dạy con điều gì đó. Phụ huynh có thể hướng dẫn con cách hỏi lại thầy cô mỗi khi không hiểu bài, cách phát biểu, hay khi thầy cô nghiêm khắc dạy bảo thì con sẽ ứng xử ra sao”.

Các bậc phụ huynh nên tập cho con cởi mở, giao tiếp sẽ thích nghi với bạn bè, thầy cô nhanh hơn. Tạo cho trẻ thói quen vui chơi cùng nhóm bạn, kỹ năng này giúp bé hòa nhập, không khóc lóc và ham thích đến trường.

Như vậy, đối với câu hỏi Mấy tuổi học lớp 1? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp một số nội dung, những lưu ý khi có con chuẩn bị vào lớp 1. Chúng tôi mong rằng, một số nội dung chúng tôi cung cấp phía trên sẽ hữu ích đối với quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi