Mâu thuẫn triết học là gì?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3312 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật. Quy luật mâu thuẫn trong triết học được coi là hạt nhân của phép biện chứng vì nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. Đề cập đến vấn đề này, phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập đến chủ đề mâu thuẫn triết học là gì?

Mâu thuẫn triết học là gì?

Mâu thuẫn là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng, phát triển ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng, tạo nên sự vật, hiện tượng đó.

Theo quan niệm siêu hình, mâu thuẫn triết học được hiểu như sau: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Mỗi mâu thuẫn luôn có hai mặt đối lập với nhau trong đó nó vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh qua lại với nhau.

Đặc điểm của mâu thuẫn

Sau khi hiểu được mâu thuẫn triết học là gì? Đặc điểm của mâu thuẫn cũng là thông tin chúng ta cần tìm hiểu. Mâu thuẫn triết học có những đặc điểm như sau:

– Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn. Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ một lực lượng siêu tự nhiên nào, kể cả ý chí của con người. Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân các sự vật, hiện tượng.

– Mâu thuẫn mang tính phổ biến: Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật, mâu thuẫn được hình thành không phải chỉ có một mà có thể có nhiều mâu thuẫn, bởi lẽ sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều đối lập. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Vật chất tồn tại ở hình thức vận động cao hơn, mâu thuẫn thể hiện càng rõ nét hơn, gắn liền với sự vật xuyên suốt quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của sự vật.

Từ hai đặc điểm trên có thể thấy mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, được hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có tự thân của tất cả các sự vật, hiện tượng trong bản thân thế giới khách quan. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn phải biết phân tích từng mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản thân, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Mâu thuẫn triết học vận động như thế nào?

Sau khi đã hiểu rõ mâu thuẫn triết học là gì? Tại phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự vận động của mâu thuẫn triết học. Mâu thuẫn triết học vận động và tồn tại bằng sự thống nhất và đấu tranh trong chính bản thân nó.

– Sự thống nhất là được Lê nin nhận định rằng: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập(sự thống nhất của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn, tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. theo một nghĩa nào đấy, cả hai đều đúng)”.

– Sự đấu tranh là sự phủ định lẫn nhau nhằm mục đích loại trừ giữa các mặt đối lập. Có nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, được quy định dựa vào các yếu tố về tính chất của sự vật, hiện tượng; mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng; điều kiện tồn tại của sự vật, hiện tượng.

– Sự chuyển hóa giữa mặt đối lập là hệ quả tất yếu của hai quá trình trên, đây là lúc mâu thuẫn được giải quyết. Nhưng, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa lại lặp lại và cứ thế không ngừng vận động. Từ đó làm động lực để sự vật, hiện tượng được phát triển.

Nội dung của quy luật mâu thuẫn

– Mặt đối lập: Là những đặc điểm, thuộc tính tồn tại khách quan ở trong mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội.

– Mâu thuẫn biện chứng: Là một trạng thái mà khi đó các mặt đối lập có sự tác động lẫn nhau. Trạng thái này tồn tại một cách khác quan trong sự vật, hiện tượng trong xã hội.

– Sự thống nhất của các mặt đối lập: Đây là sự tồn tại thống nhất, không tách rời nhau của các mặt đối lập. Nếu không có sự tồn tại của mặt này thì mặt còn lại sẽ thiếu cơ sở tồn tại. Kết quả của sự thống nhất này là yếu tố đồng nhất của chúng và là căn cứ để tạo nên quá trình chuyển đổi để mâu thuẫn được giải quyết.

– Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Đây là sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập với xu hướng là để loại trừ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi phát triển đến một giai đoạn nào đó thì đây lại là yếu tố kết hợp cùng sự đồng nhất để chấm dứt mâu thuẫn.

Trên đây chúng tôi đã đề cập đến chủ đề mâu thuẫn triết học là gì? Nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc liên quan.

5/5 - (6 bình chọn)