Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT theo Thông tư 26
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 30222 Lượt xem

Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT theo Thông tư 26

Với học sinh nói chung và học sinh ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông nói riêng thì việc nhận xét của giáo viên sẽ xoay quanh nhận xét về học lực và về hạnh kiểm.

Học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông là những thanh thiếu niên đang ở giai đoạn thay đổi về mặt tâm sinh lý, vì thế việc giáo dục các em trong thời điểm này là rất quan trọng trong tính cách và kiến thức của các em. Ngoài hướng dẫn, giúp đỡ các em trong quá trình học tập, rèn luyện thì những lời nhận xét của giáo viên cũng rất quan trọng. Và trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý vị mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26.

Thông tư 26

Thông tư số 26/2002/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo. Văn bản này ban hành quy chế về nhận xét, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông bao gồm: nhận xét, xếp loại hạnh kiểm; nhận xét, xếp loại học lực; sử dụng kết quả nhận xét, xếp loại; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.

Theo thông tư này, việc nhận xét, xếp loại học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm mục đích, theo căn cứ và nguyên tắc như sau:

– Mục đích: Nhận xét học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện và học tập tích cực hơn trong những thời gian sau đó.

– Nhận xét, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo những căn cứ như sau:

+ Mục tiêu giáo dục của cấp học

+ Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học

+ Điều lệ nhà trường

+ Kết quả rèn luyện và học tập của bản thân học sinh.

– Bên cạnh việc nhận xét, phân loại học sinh theo đúng mục đích đề ra, dựa theo những căn cứ quy định thì cần phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh.

Nhận xét học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo Thông tư 26 về môn học

Môn học ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông khá nhiều. Vì thế mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26 chúng tôi sẽ hướng dẫn nhận xét môn học dựa vào điểm trung bình môn Tin học:

Điểm trung bình từ 0.0 – 3.4: Chưa đạt yêu cầu của bộ môn, còn thụ động, chưa tự giác trong học tập và hoạt động nhóm, cần tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 3.5 – 4.9: Chưa hoàn thành các yêu cầu cần đạt của bộ môn, còn thụ động, tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 5.0 – 5.9: Hoàn thành được các yêu cầu của bộ môn, chủ động hơn trong học tập, tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 6.0 – 6.9: Tiếp thu được các kiến thức cơ bản của môn học, có ý thức tự giác, tương đối chủ động trong học tập.

Điểm trung bình từ 7.0 đến 7.4: Đáp ứng được yêu cầu cần đạt của bộ môn, khá chủ động trong hoạt động nhóm, chăm chỉ, tự giác trong học tập.

Điểm trung bình từ 7.4 – 7.9: Hoàn thành khá tốt nội dung kiến thức đã học, vận dụng được vào bài thực hành, chăm chỉ trong học tập.

Điểm trung bình từ 8.0 – 8.4: Hoàn thành tốt yêu cầu cần đạt của bộ môn, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện.

Điểm trung bình từ 8.5 – 8.9: Vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành, chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.

Điểm trung bình từ 9.0 – 9.4: Hoàn thành tốt nội dung kiến thức môn học, vận dụng được để làm bài thực hành, chăm chỉ, chủ động trong học tập.

Điểm trung bình từ 9.5 – 10: Nắm vững kiến thức môn học, vận dụng tốt vào bài thực hành, chăm chỉ, tích cực trong học tập.

Nhận xét học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo Thông tư 26 về năng lực, phẩm chất

Về năng lực, phẩm chất của học sinh trong mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26 có thể được chia ra nhận xét về năng lực chung, về tính tự chủ và tự học, về giao tiếp, giải quyết vấn đề. Ví dụ như:

– Nhận xét về năng lực chung:

+ Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn.

+ Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm, biết lắng nghe ý kiến bạn bè, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, hợp tác, có khả năng điều khiển hoạt động nhóm tốt.

+ Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân, biết giao tiếp, hợp tác với bạn, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

+ Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt, biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.

+ Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao, biết giao tiếp, hợp tác với bạn, có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

+ Em có khả năng báo cáo kết quả làm việc của nhóm với giáo viên, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt, biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.

– Nhận xét về tính tự chủ và tự học:

+ Em có ý thức tự giác cao trong học tập.

+ Em có ý thức tự học và tự chủ trong mọi vấn đề.

+ Em có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân.

+ Em có khả năng họp nhóm tốt với các bạn.

+ Em tự biết hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao.

+ Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

– Nhận xét về giao tiếp:

+ Biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt.

+ Phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.

+ Biết thể hiện sự thân thiện và hợp tác tốt với bạn bè.

+ Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.

+ Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm rất tốt.

+ Trình bày ý kiến trọng tâm khi trao đổi với nhóm, lớp.

+ Biết giao tiếp, hợp tác với bạn.

+ Biết chia sẻ cùng với bạn trong học tập.

+ Có khả năng phối hợp với bạn khi làm việc nhóm.

+ Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.

– Nhận xét về giải quyết vấn đề:

+ Biết xác định và làm rõ thông tin.

+ Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập và cuộc sống.

+ Biết tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bản thân và của bạn.

+ Biết giải quyết tình huống trong học tập.

+ Biết nhận ra sai sót sẵn sàng sửa sai.

+ Mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân.

+ Có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

Tải (download) Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT theo thông tư 26

Trên đây là nội dung bài viết về mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

->>> Tham khảo thêm : Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (18 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi