Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu Biên bản ghi nhớ (MOU) mới nhất năm 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Biểu Mẫu |
  • 11306 Lượt xem

Mẫu Biên bản ghi nhớ (MOU) mới nhất năm 2024

Biên bản ghi nhớ thường được xem là giai đoạn đầu tiên trong việc hình thành hợp đồng chính thức sau này. Với mục đích hợp tác và thu lợi nhuận, các bên đàm phán với nhau để ký kết một hay nhiều biên bản ghi nhớ có tác dụng dẫn tới việc giao kết hợp đồng.

Ngoài hợp đồng là giao dịch dân sự phổ biến được các bên thỏa thuận và giao kết thì biên bản ghi nhớ cũng là một thuật ngữ quen thuộc hay được sử dụng.

Trong quan hệ hợp tác giữa các bên trước khi giao kết hợp đồng chính thức các bên thường có những buổi đàm phán, thỏa thuận các nội dung sẽ ký kết trong hợp đồng. Với những hợp đồng có giá trị lớn, các bên thường thương lượng và lập biên bản ghi nhớ là cơ sở cho việc ký kết hợp đồng.

Sau đây, mời quý vị cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết với nội dung liên quan mẫu biên bản ghi nhớ mới nhất năm 2024.

Biên bản ghi nhớ là gì?

Biên bản ghi nhớ là một loại thỏa thuận giữa hai bên (song phương) trở lên (đa phương), biên bản ghi nhớ tiếng Anh là Memorandum of Understanding, tên viết tắt là MoU, nó thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một dòng hành động chung dự định.

Biên bản ghi nhớ thường được sử dụng hoặc trong trường hợp các bên không ngụ ý cam kết pháp lý hoặc trong các tình huống mà các bên không thể tạo ra một thỏa thuận có thể thực thi về mặt pháp lý.

Biên bản ghi nhớ là một tài liệu pháp lý dùng để ghi lại các thoả thuận và cam kết giữa các bên trong một cuộc hội đàm hoặc đàm phán. Nó được sử dụng để đảm bảo rằng tất cả các bên hiểu đúng và đồng ý với các điều khoản và điều kiện đã được đưa ra trong cuộc hội đàm hoặc đàm phán.

Biên bản ghi nhớ có chức năng tương tự như một hợp đồng, tuy nhiên, nó thường được sử dụng khi các bên không muốn hoặc chưa muốn ký kết một hợp đồng chính thức. Nó cũng có thể được sử dụng như một công cụ để chuẩn bị cho việc lập hợp đồng chính thức sau khi đàm phán hoàn tất.

Các nội dung chính của một biên bản ghi nhớ bao gồm: Thông tin về các bên tham gia hội đàm hoặc đàm phán; Các thoả thuận và cam kết đã được đưa ra trong cuộc hội đàm hoặc đàm phán; Thời gian và địa điểm của cuộc hội đàm hoặc đàm phán; Ngày ký kết và chữ ký của các bên tham gia.

Biên bản ghi nhớ là một công cụ quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các bên đồng ý với các điều khoản và điều kiện được đưa ra trong cuộc hội đàm hoặc đàm phán và tránh tranh chấp trong tương lai.

Ký kết biên bản ghi nhớ

Hiện nay chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về việc ký kết và hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn áp dụng trong thực tế khi các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: xác định được các bên tham gia giao ước, nội dung và mục đích, tóm tắt các điều khoản giao ước, có chữ ký đầy đủ của các bên trong biên bản ghi nhớ thì sẽ được coi là có giá trị pháp lý và được coi là chứng cứ khi có các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thỏa thuận của các bên hoặc một trong các bên vi phạm.

Việc ký kết biên bản ghi nhớ phụ thuộc vào các điều kiện và thỏa thuận được đưa ra trong cuộc hội đàm hoặc đàm phán. Thông thường, các bên sẽ đồng ý với nội dung của biên bản ghi nhớ trước khi tiến hành ký kết.

Khi các bên đồng ý với nội dung của biên bản ghi nhớ, thì các bên sẽ thực hiện ký kết tài liệu này. Các bên tham gia sẽ ký tên và ghi rõ chức vụ của mình trong công ty hoặc tổ chức tương ứng.

Sau khi các bên đã ký kết biên bản ghi nhớ, tài liệu này sẽ có giá trị pháp lý và các bên phải tuân thủ các điều khoản và điều kiện đã được đưa ra trong biên bản này. Tuy nhiên, nó không có giá trị pháp lý giống như một hợp đồng chính thức, nên các bên có thể tiến hành thêm các bước để lập một hợp đồng chính thức dựa trên nội dung của biên bản ghi nhớ nếu cần.

Việc ký kết biên bản ghi nhớ là quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy trong các cuộc đàm phán và hội đàm. Nó cũng giúp đảm bảo rằng tất cả các bên đồng ý với các điều khoản và điều kiện được đưa ra trong cuộc đàm phán hoặc hội đàm và tránh tranh chấp và các vấn đề pháp lý trong tương lai.

Quy định biên bản ghi nhớ như thế nào?

Biên bản ghi nhớ (viết tắt là MOU – Memorandum of  Understanding) được hiểu là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của hai bên (song phương) hoặc nhiều bên (đa phương) về một số vấn đề. Biên bản này được coi là có tính ràng buộc với các bên ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản không đặt trên cơ sở pháp lý cụ thể nào.

Đối với một biên bản ghi nhớ nó có thể trở thành một biên bản pháp lý nếu có các điều kiện như:

– Xác định được các bên tham gia vào giao ước

– Biên bản phải nêu ra được nội dung và mục đích

– Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước

– Có đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan

Biên bản ghi nhớ thể hiện ý chí giữa các bên, cho thấy một đường lối hành động chung và thường được sử dụng trong trường hợp các bên hoặc không ngụ ý một cam kết pháp lý hoặc các bên không thể tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi được. Hiện tại vẫn chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định rõ về biên bản ghi nhớ.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, thuật ngữ biên bản ghi nhớ đã quá quen thuộc và được xem là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Thời điểm lập Biên bản ghi nhớ là trước khi các bên thực hiện giao dịch chính hoặc trước khi các bên thoả thuận xong các nội dung của giao dịch chính. Thông thường biên bản ghi nhớ  được coi là bước đầu tiên hướng tới việc hình thành bất kỳ hợp đồng pháp lý nào. Nó thậm chí còn giúp các bên đi đúng hướng để hoàn thành công việc.

Trong hoạt động kinh doanh, phương thức của biên bản ghi nhớ sẽ bắt đầu từ việc mỗi bên sẽ lập một kế hoạch để xác định các giao ước mà doanh nghiệp đối tác cung cấp, những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp cùng những yêu cầu mà doanh nghiệp có thể cho đi và nhận lại và mục đích của biên bản ghi nhớ. Sau đó, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, trao đổi và đưa ra những thống nhất chung cho biên bản ghi nhớ. Sau khi các bên đã đưa ra những trao đổi và thống nhất các điều khoản thì hai bên sẽ ghi giao ước vào biên bản cuối cùng. Khi biên bản ghi nhớ cuối cùng được hoàn thành thì các bên sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng ghi nhớ.

Mối liên hệ giữa biên bản ghi nhớ và hợp đồng

Biên bản ghi nhớ thường được xem là giai đoạn đầu tiên trong việc hình thành hợp đồng chính thức sau này. Với mục đích hợp tác và thu lợi nhuận, các bên đàm phán với nhau để ký kết một hay nhiều biên bản ghi nhớ có tác dụng dẫn tới việc giao kết hợp đồng. Biên bản này cũng có một số tính năng tương tự như hợp đồng, nhưng bên cạnh đó cũng có những sự khác biệt đáng kể.

Nếu như hợp đồng là thỏa thuận được lập thành văn bản và có tính pháp lý cao, hợp đồng sẽ có những điều khoản cụ thể, cho tiết hơn các nội dung thỏa thuận chính mà các bên đã ký kết trong biên bản ghi nhớ.

Hợp đồng có tính ràng buộc và được pháp luật bảo hộ một cách chặt chẽ. Một hợp đồng phát sinh hiệu lực trong trường hợp các bên đồng ý rằng có một thỏa thuận. Muốn hình thành lên một hợp đồng thì đòi hỏi phái có một lời đề nghị, sự chấp nhận xem xét và một ý định chung để ràng buộc. Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng hay không làm theo cam kết của hợp đồng, hay xảy ra tranh chấp có thể giải quyết bằng việc nhờ đến một bên thứ ba để đối chứng hoặc là đem ra tòa để kiện cáo và bên thua sẽ phả chịu phí tổn. Biên bản ghi nhớ sẽ giúp cho các bên cảm thấy an tâm hơn khi kí kết các hợp đồng quan trọng.

Nội dung Biên bản ghi nhớ gồm những gì?

Biên bản ghi nhớ (viết tắt là MOU – Memorandum of  Understanding) được hiểu là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của hai bên (song phương) hoặc nhiều bên (đa phương) về một số vấn đề. Biên bản này được coi là có tính ràng buộc với các bên ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản không đặt trên cơ sở pháp lý cụ thể nào.

Đối với một biên bản ghi nhớ nó có thể trở thành một biên bản pháp lý nếu có các điều kiện như:

– Xác định được các bên tham gia vào giao ước

– Biên bản phải nêu ra được nội dung và mục đích

– Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước

– Có đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan

Biên bản ghi nhớ thể hiện ý chí giữa các bên, cho thấy một đường lối hành động chung và thường được sử dụng trong trường hợp các bên hoặc không ngụ ý một cam kết pháp lý hoặc các bên không thể tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi được. Hiện tại vẫn chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định rõ về biên bản ghi nhớ.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, thuật ngữ biên bản ghi nhớ đã quá quen thuộc và được xem là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Thời điểm lập Biên bản ghi nhớ là trước khi các bên thực hiện giao dịch chính hoặc trước khi các bên thoả thuận xong các nội dung của giao dịch chính. Thông thường biên bản ghi nhớ  được coi là bước đầu tiên hướng tới việc hình thành bất kỳ hợp đồng pháp lý nào. Nó thậm chí còn giúp các bên đi đúng hướng để hoàn thành công việc.

Trong hoạt động kinh doanh, phương thức của biên bản ghi nhớ sẽ bắt đầu từ việc mỗi bên sẽ lập một kế hoạch để xác định các giao ước mà doanh nghiệp đối tác cung cấp, những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp cùng những yêu cầu mà doanh nghiệp có thể cho đi và nhận lại và mục đích của biên bản ghi nhớ.

Sau đó, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, trao đổi và đưa ra những thống nhất chung cho biên bản ghi nhớ. Sau khi các bên đã đưa ra những trao đổi và thống nhất các điều khoản thì hai bên sẽ ghi giao ước vào biên bản cuối cùng. Khi biên bản ghi nhớ cuối cùng được hoàn thành thì các bên sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng ghi nhớ.

Qua nội dung trên, chúng ta cũng hiểu được phần nào về mẫu biên bản ghi nhớ mới nhất với những điều kiện ra sao để có thể trở thành biên bản pháp lý.

Tải (Download) Mẫu biên bản ghi nhớ cơ bản nhất

Mẫu biên bản ghi nhớ cơ bản nhất

Ở phần nội dung này chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị mẫu biên bản ghi nhớ mới nhất, theo đó trong văn bản này thường sẽ có các nội dung như mẫu dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

….., ngày…. tháng…. năm …..

BIÊN BẢN GHI NHỚ

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ Bản hợp đồng số:…../202…/HĐ

Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ …………., chúng tôi gồm:

Bên A:

Tên công ty

…………………………………………………………………..………..

Trụ sở chính:

………………………………………………………………..…………
Mã số thuế:

…………………………………………………………………………….
Điện thoại:

……………………………

Email:……………………………..…………
Người đại diện:

……………………….

Chức vụ: ……………………….……………

Bên B:
Tên công ty

…………………………………………………………………………….
Trụ sở chính:

……………………………………………………………….…………
Mã số thuế:

…………………………………………………………………………….
Điện thoại:

…………………………….

Email:………………………………………..
Người đại diện:

……………………….

Chức vụ: …………………….………………

Sau khi bàn bạc và thống nhất các bên cùng thỏa thuận và đồng ý lập Biên bản ghi nhớ các nội dung sau:

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung như đã thỏa thuận nêu trên.

Biên bản ghi nhớ được lập thành 02 có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản

ĐẠI DIỆN BÊN A                     ĐẠI DIỆN BÊN B

Với mẫu biên bản ghi nhớ trên đây chắc chắn Quý khách hàng đã có những hình dung ban đầu về thông tin cơ bản có trong một biên bản ghi nhớ. Mặc dù tính pháp lý không cao như hợp đồng, nhưng trong quan hệ hợp tác thì biên bản ghi nhớ có thể được xem là cơ sở bệ phóng dẫn đến việc hợp đồng được giao kết.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã mang tới cho Quý khách hàng bài viết với chủ đề Biên bản ghi nhớ mới nhất theo quy định 2023. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (31 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi