Mã loại hình cơ sở doanh nghiệp là gì?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 6014 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Mã loại hình doanh nghiệp là một khái niệm không được phố biến trên thực tế. Tuy nhiên, nó lại là một trong những mã số quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Mã loại hình cơ sở doanh nghiệp là gì?

Mã số doanh nghiệp là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 29 – Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về mã số doanh nghiệp, cụ thể:

“ 1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.”

Theo đó, căn cứ vào quy định trên mã số doanh nghiệp được hiểu là một dãy số được tạo bởi hệ thống thông tin quốc gia khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

– Mã số doanh nghiệp được ghi rõ ràng trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã duy nhất và các mã doanh nghiệp giữa các công ty là độc lập và không trùng nhau.

Mã số doanh nghiệp là con số sẽ theo doanh nghiệp khi hoạt động, cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp mới chấm dứt hiệu lực. Hoạt động với doanh nghiệp thì mã số danh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến cơ quan thuế, thủ tục hành chính cùng các quyền và nghĩa vụ khác.

Cách tra cứu mã số doanh nghiệp

– Quý bạn đọc có thể tra cứu mã số doanh nghiệp thì có thể truy cập trang Web: dangkykinhdoanh.gov.vn của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia sau đó thực hiện theo các thao tác tìm kiếm ngay trên tay phải của trang chủ.

– Khi vào trang trên trên màn hình giao diện chọn vào mục tìm doanh nghiệp, sau đó nhập chính xác tên doanh nghiệp mình cần tra cứu và nhấp vào ô tìm kiếm trên hệ thống sẽ hiển thị lên các thông tin liên quan đến: Tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp viết tắt, tình trạng hoạt động doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, loại hình pháp lý, người đại diện pháp luật, địa chỉ trụ sở và ngành nghề hoạt động…

– Trường hợp, doanh nghiệp muốn tra cứu thông tin doanh nghiệp của mình thì còn có thể tra cứu thông qua cách Truy cập vào tncnonline.cim.vn chọn Tra cứu Mã số thuế rồi chọn đăng nhập tài khoản doanh nghiệp.

– Bước cuối cùng là quý bạn đọc cần nhập chính xác Số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật hoặc Mã số doanh nghiệp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp và nhấn chọn tìm kiếm. Kết quả nhận được sẽ là tất cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp sẽ được hiển thị một cách rõ ràng, chính xác đúng như trong Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

Vậy mã số doanh nghiệp và mã loại hình cơ sở doanh nghiệp có phải là một hay không? Cùng tìm hiểu qua nội dung giải thích về mã loại hình cơ sở doanh nghiệp là gì? tiếp theo.

Mã loại hình cơ sở doanh nghiệp là gì?

Căn cứ quy định tại Phần I – Danh mục đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp áp dụng trong điều tra, báo cáo thống kê (Kèm theo Công văn số 231/2002/TCTK/PPCD của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, quy định về danh mục đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, cụ thể:

– Doanh nghiệp: Mã số là 100.

– Doanh nghiệp nhà nước: Mã số là 110.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn: Mã số là 120.

– Công ty cổ phần: Mã số là 130.

– Công ty hợp danh: Mã số là 140.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Mã số là 160.

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Mã số là 161.

– Đơn vị kinh tế tập thể: Mã số là 200.

– Đơn vị kinh tế cá nhân: Mã số là 300.

Mã số thuế

Bên cạnh mã số doanh nghiệp, mã số thuế cũng là một trong những dãy số quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ nêu một số đặc điểm nổi bật của mã số thuế, cụ thể:

– Với các loại hình doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp sau ngày 01/06/2-10 thì mã số doanh nghiệp cũng sẽ đồng thời là Mã số thuế của doanh nghiệp.

– Hộ kinh doanh, doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động thì sẽ phát sinh các nghĩa vụ thuế và cơ quan thuế sẽ quản lý thông qua mã số thuế.

– Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp mà có hai loại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì có thể nộp hồ sơ thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lên cơ quan đăng ký kinh doanh để hợp nhất mã số kinh doanh và mã số thuế thành một mã số chung đó là mã số doanh nghiệp.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì Mã số thuế chính là thông tin ở dòng đầu tiên (mã số người nộp thuế).

– Các trường hợp thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp được thành lập trước ngày 01/06/2010 sau khi có Giấy chứng nhận hộ kinh doanh, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải qua cơ qua thuế quản lý để đăng ký mã số thuế và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế theo mẫu.

Như vậy, Mã loại hình cơ sở doanh nghiệp là gì? đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, một số nội dung liên quan đến mã số doanh nghiệp cũng đã được chúng tôi nêu ra. Mong rằng nội dung của bài viết sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc.

5/5 - (5 bình chọn)