Lưới điện truyền tải có cấp điện áp?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 9887 Lượt xem
4.3/5 - (6 bình chọn)

Câu hỏi: Lưới điện truyền tải có cấp điện áp?

A. 35KV

B. 60KV

C. 66KV

D. 22KV

Đáp án đúng C.

Lưới điện truyền tải có cấp điện áp 66KV

Lý giải việc chọn đáp án C là do:

– Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc.

– Các phần tử được nối với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

– Lưới điện là hệ thống truyền tải và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

– Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW.

– Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên.

– Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên.

– Điện áp hay hiệu điện thế là tỉ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và điện thế thấp.

– Phân loại lưới điện

 Chúng ta sử dụng điện hằng ngày, nhưng đôi khi tự hỏi lưới điện mà chúng ta đang dùng được phân làm mấy loại sau khi chạy ra từ nhà máy điện? Điện năng sau khi được gia công bằng ở các nhà máy (điện áp ra ở các nhà máy điện bình thường dao động 6 đến 10,5 kV) điện sẽ được truyền tải, phân phối đến các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện chia làm các loại và tên gọi như sau:

+ Lưới hệ thống (110kV, 220kV, 500kV). Nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 kV.

+ Lưới truyền tải (35kV, 110kV, 220kV). Phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương. Thường từ 110-220 kV do A1, A2, A3 quản lý.

+ Lưới phân phối trung áp (6, 10, 15, 22, 35kV). Từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp (220-380V).

+ Lưới phân phối hạ áp (0,4/0,22kV).

4.3/5 - (6 bình chọn)