Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những đơn vị nào?

  • Tác giả: Nguyễn Nam |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3856 Lượt xem
5/5 - (10 bình chọn)

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng chiến đấu của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những đơn vị nào?

Vũ trang là gì?

Vũ trang là những công cụ, dụng cụ, thiết bị hoặc vật liệu được sử dụng để tấn công hoặc phòng thủ trong các cuộc xung đột hoặc chiến tranh. Vũ trang có thể bao gồm các loại vũ khí như súng, đại bác, cung tên, dao, bom, tên lửa và các thiết bị quân sự khác như thiết bị truyền thông, định vị và giám sát. Việc sử dụng vũ trang được quy định bởi pháp luật và quy tắc quốc tế, và tùy thuộc vào mục đích và tình huống, việc sử dụng vũ trang có thể được coi là hợp lý hoặc bất hợp pháp.

Việc sản xuất, mua bán, sử dụng và vận chuyển vũ trang thường được kiểm soát chặt chẽ bởi các chính phủ và tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo an ninh và tránh các mối đe dọa đến sự an toàn và ổn định của các quốc gia. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là trong các xung đột và chiến tranh.

Việc sử dụng vũ trang cũng có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường, bao gồm các thương vong, tàn phá, ô nhiễm và sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và quân sự. Vì vậy, việc kiểm soát vũ trang và ngăn chặn sự lạm dụng vũ trang là một vấn đề quan trọng trong cộng đồng quốc tế.

Ngoài ra, các nỗ lực được đưa ra để hạn chế sử dụng vũ trang trong các xung đột và thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp theo cách bình đẳng, hòa bình và đúng pháp luật. Các hội nghị, hiệp định và chương trình giảm thiểu vũ trang được tổ chức trên khắp thế giới nhằm đạt được mục tiêu này.

Lực lượng vũ trang nhân dân là gì?

Lực lượng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý.

Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang là:

– Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

– Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;

– Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước;

– Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân

Nội dung trên đã giải thích được khái niệm lực lượng vũ trang, vậy Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những đơn vị nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật quốc phòng năm 2018 thì Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

Các điều 25, 26 và 27 Luật này quy định rõ hơn về các thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân:

Điều 25. Quân đội nhân dân

1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 26. Công an nhân dân

1. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.

4. Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.

Điều 27. Dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

2. Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 2 lực lượng là:

– Lực lượng vũ trang thường trực (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân);

– Lực lượng vũ trang quần chúng (Dân quân tự vệ và Dự bị động viên).

Trong đó Quân đội nhân dân bao gồm:

+ Bộ đội chủ lực: Bao gồm các quân đoàn, các binh chủng kỹ thuật, các nhà trường, nhà trường trong toàn quân.

+ Bộ đội địa phương: Gồm các quân khu, Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã).

+ Bộ đội biên phòng: Là các đơn vị biên phòng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.

Những nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kì mới

– Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân

Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang sẽ quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu, phương hướng chiến đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm nắm chắc quân đội trong mọi tình huống.

Thực tiễn thấy được rằng cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua đã chứng minh điều đó.

– Tự lực tự cường xây dựng lực lượng lực lượng vũ trang

Điều này có nghĩa là dựa vào sức mình để xây dựng, để giữ vững tính độc lập tự chủ, chủ động không bị chi phối ràng buộc.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Triệt để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi về khoa học – công nghệ để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Tập trung từng bước hiện đại hóa trang bị kĩ thuật quản lí khai thác bảo quản có hiệu quả trang bị hiện có…

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.

– Nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng

Nâng cao chất lượng là chính, đồng thời có số lượng phù hợp với tình hình nhiệm vụ và khả năng kinh tế của đất nước. Phải có cơ cấu hợp lí giữa các thứ quân, giữa lực lượng thường trực với lực lượng dự bị động viên.

Thường xuyên làm tốt công tác huấn luyện, diễn tập để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có chất lượng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Về chính trị phải thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, tin tưởng vào đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Tin tưởng tuyệt đối, tự giác chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Chăm lo xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh (tổ chức Đảng, đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân…).

Chăm lo xây dựng cơ quan chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ chính trị, đảng viên có phẩm chất năng lực tốt, đủ sức lãnh đạo đơn vị.

– Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi

Lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn trong tư thề sẵn sàng chiến đấu, đánh địch kịp thời, bảo vệ được mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, không để bất ngờ về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật.

Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt, duy trì và chấp hành nghiêm các chế độ, quy định về sẵn sàng chiến đấu, trực ban, trực chiến, trực chỉ huy…

Giải đáp một số câu hỏi về lực lượng vũ trang nhân dân

Quân đội nhân dân gồm những lực lượng nào?

Về cơ cấu tổ chức, Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng; hệ thống các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu và các đơn vị kinh tế – quốc phòng.

Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những lực lượng nào?

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng: Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ

Lực lượng nào ra đời sớm nhất?

Lực lượng nào ra đời sớm nhất là Dân quân tự vệ. 

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày?

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944 tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, có 34 khẩu sung các loại, biên chế thành 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo.
Đội trưởng: Hoàng Sâm
Chính trị viên: Xích Thắng
Quản lý: Văn Tiên (tức Lộc Văn Lùng).
Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo,chỉ huy tuyên bố thành lập Đội” Nhiệm vụ mà Đoàn thể ủy thác cho chúng ta là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là một nhiệm vụ giao thời.Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy,chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này… Theo chỉ thị của Đoàn thể, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, tôi xin tuyên bố: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành lập và hạ lệnh cho các đồng chí tiến lên con đường vũ trang tranh đấu…

5/5 - (10 bình chọn)