Luật gia là gì?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3451 Lượt xem
4.3/5 - (7 bình chọn)

Hiện này có nhiều nghề liên quan đến pháp luật, có thể kể đến những nghề quen thuộc như Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật…Bên cạnh đó ta còn bắt gặp khái niệm Luật gia, đây không phải là một thuật ngữ xa lạ tuy nhiên không phải ai cũng năm rõ Luật gia là gì?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Luật gia là gì?

Luật gia là gì?

Luật gia là tất cả những người nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực có liên quan đến pháp luật nhưng phải có trình độ từ cử nhân trở lên.Luật gia không có chứng chỉ hành nghề, ngoài công việc chính tại các cơ quan, tổ chức, họ có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý với vai trò cộng tác viên hoặc là tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm tư vấn pháp luật.

Luật gia chỉ được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật với tư cách là Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên Trợ giúp pháp lý hoặc Tư vấn viên pháp luật;

Luật gia không được thực hiện dịch vụ pháp lý có thu thù lao với tư cách cá nhân. Mọi hoạt động của Luật gia phải thông qua nơi cộng tác.

Luật gia hoạt động theo sự điều chỉnh của Điều lệ Hội Luật gia Việt Namđược Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII thông qua ngày 13 tháng 9 năm 2019 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 770/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020.

Hội Luật gia Việt Nam được thành lập ngày 04 tháng 4 năm 1955. Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiêu chí để trở thành thành viên của hội Luật gia là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên, tán thành Điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội.

Cơ cấu tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam

Theo Điều 12 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 770 /QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thì:

Điều 12. Tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam

1. Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức thống nhất trong phạm vi cả nước bao gồm:

a) Hội Luật gia Việt Nam;

b) Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội Luật gia cấp tỉnh);

c) Hội Luật gia huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Hội Luật gia cấp huyện);

d) Chi hội Luật gia trực thuộc. 

2. Việc thành lập Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện do cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập theo quy định của pháp luật.

3. Việc thành lập các Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội do Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam quyết định.

4. Việc thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện do Ban Thường vụ Hội Luật gia cùng cấp quyết định.

5. Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức của Hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ này.”

Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên của Hội Luật gia Việt Nam

Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên của Hội Luật gia Việt Nam được quy đinh tại điều 10 Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam, cụ thể như sau:

“ Công dân Việt Nam có đầy đủ các tiêu chuẩn quy định muốn gia nhập Hội phải tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và kèm theo hồ sơ gửi Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc.

Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc nhận hồ sơ xem xét, đề nghị Ban Thường vụ Hội Luật gia cấp trên trực tiếp quyết định.

Trường hợp người xin gia nhập Hội ở nơi chưa có tổ chức Hội thì gửi hồ sơ tới Ban Thường vụ Hội Luật gia có thẩm quyền xem xét kết nạp. Ban Thường vụ Hội đã ra quyết định kết nạp có trách nhiệm giới thiệu hội viên mới sinh hoạt tại tổ chức Hội có điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên.

Người xin gia nhập Hội được công nhận là hội viên kể từ ngày quyết định kết nạp.”

Đơn xin gia nhập Hội Luật gia Việt Nam

Quý vị có thể tham khảo Mẫu đơn xin gia nhập Hội Luật gia Việt Nam dưới đây chúng tôi chia sẻ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________________

Hà Nội, ngày  ….. tháng …. năm ……

ĐƠN XIN GIA NHẬP HỘI LUẬT GIA

Kính gửi: Chi hội Luật gia đoàn Luật sư thành phố ……………………………

Họ và tên: ……………………………………………….. sinh ngày: …../…./……

Nơi công tác:

Nghề nghiệp và chức vụ:

Trình độ chuyên môn:

Trình độ pháp lý:

Trình độ chính trị:

Trình độ ngoại ngữ:

Thời gian công tác pháp luật:

Đảng, đoàn thể:

Nguyên quán:

Nơi thường trú:

Sau khi nghiên cứu Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam, tôi tán thành tôn chỉ, mục đích, điều lệ Hội Luật gia Việt Nam. Nay tình nguyện xin gia nhập Hội và làm tròn nhiệm vụ của Hội.

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

Số điện thoại:

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Sự khác nhau giữa Luật gia và Luật sư

Hai khái niệm Luật gia và Luật sư có vẻ tương đồng, tuy nhiên hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, ta có thể phân biệt qua một số điểm sau:

Thứ nhất: Văn bản điều chỉnh

Luật gia hoạt động theo sự điều chỉnh của Điều lệ Hội Luật gia Việt Namđược Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII thông qua ngày 13 tháng 9 năm 2019 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 770/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020.

Luật sư chịu sự điều chỉnh của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Thứ hai: Điều kiện

Luật gia: Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập từ 03 năm trở lên.

Luật sư: Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Thứ ba: Về tổ chức tham gia

Luật gia: Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước.

Luật sư: Đoàn luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Thứ tư: Quyền và nghĩa vụ khi hành nghề

Luật gia không có chứng chỉ hành nghề tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý với vai trò cộng tác viên hoặc là tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm tư vấn pháp luật.

Luật gia chỉ được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật với tư cách là Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên Trợ giúp pháp lý hoặc Tư vấn viên pháp luật;

Luật gia không được thực hiện dịch vụ pháp lý có thu thù lao với tư cách cá nhân.

Luật sư thể chủ động đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân, mở Văn phòng luật sư, Công ty luật để hoạt động trong và ngoài nước hoặc làm việc theo dạng hợp đồng lao động cho các cơ quan, tổ chức.Luật sư là chủ thể được tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật cho khách hàng với tư cách Luật sư. Được thỏa thuận thù lao với khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý (trừ vụ án hình sự phải theo quy định của Nhà nước).

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Luật gia là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

4.3/5 - (7 bình chọn)

Một cốc là bao nhiêu aoxơ?

Cập nhật: 04/03/2024

Mbti là gì?

Cập nhật: 04/03/2024

Pồ cô sịp pồ là gì?

Cập nhật: 04/03/2024