Luật Hoàng Phi Tài liệu Là gì? Luật an toàn thông tin mạng đã chính thức có hiệu lực từ thời gian nào?
  • Thứ sáu, 11/11/2022 |
  • Là gì? |
  • 471 Lượt xem

Luật an toàn thông tin mạng đã chính thức có hiệu lực từ thời gian nào?

Ngày 19/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.

Trong xã hội hiện nay, việc sử dụng internet để tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin là nhu cầu thiết yếu. Do đó, không gian mạng được hình thành, điều nay đòi hỏi có những quy định phạm luật điều chỉnh mối quan hệ trong môi trường mạng để đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể.

Hiện nay, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 có hiệu lực thi hành. Để áp dụng đúng luật này, Quý vị cần nắm được Luật an toàn thông tin mạng đã chính thức có hiệu lực từ thời gian nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những thông tin chia sẻ, giúp làm rõ thắc mắc.

Luật An toàn thông tin mạng đã chính thức có hiệu lực từ khi nào?

Ngày 19/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.

Ngoài việc giải đáp Luật an toàn thông tin mạng đã chính thức có hiệu lực từ thời gian nào? chúng tôi tiếp tục cung cấp các thông tin hữu ích có liên quan đến Luật này trong phần tiếp theo của bài viết.

Luật An toàn thông tin mạng gồm bao nhiêu điều?

Luật An toàn thông tin mạng gồm 54 điều, 8 chương, được tổ chức theo các Chương sau:

– Những quy định chung

– Bảo đảm an toàn thông tin mạng

– Mật mã dân sự

– Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng

– Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng

– Phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng

– Quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.

Luật An toàn thông tin mạng quy định về vấn đề gì?

Luật An toàn thông tin mạng quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về án toàn thông tin mạng.

Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 được ban hành góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý theo hướng đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan, bảo đảm an toàn, phát triển thông tin mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong công tác thực thi quản lý nhà nước và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng của Việt Nam.

Luật An toàn thông tin mạng áp dụng với những ai?

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.

Một số quy định đáng chú ý của Luật An toàn thông tin mạng

Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng (Điều 6)

1. Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi;

b) Phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng gồm:

a) Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ về an toàn thông tin mạng;

b) Hợp tác quốc tế trong phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng; điều tra, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố;

c) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về an toàn thông tin mạng.

– Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7)

1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.

2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.

3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.

4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.

5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.

6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.

– Nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng (Điều 16)

1. Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.

3. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình.

4. Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Việc xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân (Điều 17)

1. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm sau đây:

a) Tiến hành thu thập thông tin cá nhân sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;

b) Chỉ sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;

c) Không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo mật, lưu trữ thông tin cá nhân do mình thu thập.

3. Chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ.

– Cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân (Điều 18)

1. Chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thông tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ hoặc ngừng cung cấp thông tin cá nhân của mình cho bên thứ ba.

2. Ngay khi nhận được yêu cầu của chủ thể thông tin cá nhân về việc cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thông tin cá nhân hoặc đề nghị ngừng cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện yêu cầu và thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân hoặc cung cấp cho chủ thể thông tin cá nhân quyền tiếp cận để tự cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thông tin cá nhân của mình;

b) Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân; thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân đó trong trường hợp chưa thực hiện được yêu cầu do yếu tố kỹ thuật hoặc yếu tố khác.

3. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải hủy bỏ thông tin cá nhân đã được lưu trữ khi đã hoàn thành mục đích sử dụng hoặc hết thời hạn lưu trữ và thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng (Điều 19)

1. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân do mình thu thập, lưu trữ; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn thông tin mạng.

2. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn thông tin mạng, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cần áp dụng biện pháp khắc phục, ngăn chặn trong thời gian sớm nhất.

– Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng (Điều 20)

1. Thiết lập kênh thông tin trực tuyến để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng.

2. Định kỳ hằng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân; tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã đem đến thông tin hữu ích giúp Quý độc giả giải đáp Luật an toàn thông tin mạng đã chính thức có hiệu lực từ thời gian nào? đồng thời hiểu hơn về Luật này, từ đó thực hiện tốt các quy định có liên quan.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?

Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?

Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...

Bestie là gì?

Bestie là gì? My Bestie là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin hữu ích qua nội dung bài viết này nhé! Chắc hẳn rằng Quý vị sẽ có cách hiểu và sử dụng chính xác...

Xem thêm