Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Lớp 6,7,8,9 có bao nhiêu môn học?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11413 Lượt xem

Lớp 6,7,8,9 có bao nhiêu môn học?

Chương trình lớp 6 mới bao gồm: 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học (trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương) 

Theo Bộ GD-ĐT, chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Vậy cụ thể Lớp 6,7,8,9 có bao nhiêu môn học? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Các môn học trong chương trình lớp 6

Chương trình lớp 6 mới bao gồm:

12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học (trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương) 

Trong đó, các môn học luôn được các bậc phụ huynh quan tâm (chủ yếu là các môn chính) bao gồm có: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ 1.

2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).

Với định hướng dạy học tích hợp, so với chương trình hiện hành, chương trình mới lớp 6 mới sẽ có một số môn học và hoạt động giáo dục lần đầu xuất hiện; đó là môn: Lịch sử và Địa lí (tích hợp từ 2 môn Lịch sử, Địa lí), Khoa học Tự nhiên (tích hợp từ 3 môn môn Vật lí, Hóa học và Sinh học), môn Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương.

Cụ thể, 2 phân môn Lịch sử và Địa lí được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử. Kế hoạch dạy môn học được xây dựng theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý, mỗi phân môn được bố trí dạy đồng thời trong từng học kỳ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Môn khoa học tự nhiên là một môn học mới ở bậc THCS, trước đây chưa từng có. Đây là môn học tích hợp với các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Đối với nội dung giáo dục của địa phương: Bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương.

Đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ…

Các môn học trong chương trình lớp 7

– Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chương trình lớp 7 có tổng số môn học là 11 môn. Bao gồm những môn học như sau: Toán, Vật lý, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,  Âm nhạc và Mĩ thuật, Sinh học, Tiếng Anh, Thể dục.

– Nhìn chung, các môn học ở lớp 7 vẫn được giữ nguyên so với chương trình của lớp 6. Đối với 11 môn học này, học sinh lớp 7 sẽ được nhà trường sắp xếp một cách phù hợp và trải đều trong tuần. Thêm vào đó là những hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể nhằm nâng cao kĩ năng sống ở các em học sinh.

– Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh  là ba bộ môn bắt buộc trong các kỳ thi trong chương trình Trung học phổ thông. Theo thời lượng phân bố chương trình trong thời khóa biểu của học sinh lớp 7, ba môn học này cũng chiếm thời gian nhiều nhất.

– Thêm vào đó là những môn như sinh học, công nghệ, lịch sử địa lý, giáo dục công dân,… là những môn học đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ kiến thức và học thuộc lòng những kiến thức này. Chính vì thế, bên cạnh những môn như toán, ngữ văn, tiếng anh,… học sinh cần sắp xếp thời gian hợp lý để có thể phát triển đều ở các môn học.

– Môn âm nhạc và môn mỹ thuật là những môn học phát triển giáo dục nghệ thuật cho các en. Đây cũng là môn học mà học sinh rất thích thú trong những giờ học này. Chính vì thế, đây vừa là môn học, vừa là những thời gian để học sinh có thể giải trí tại trường.

Các môn học trong chương trình lớp 8

Theo như chương trình giáo dục hiện nay, học sinh lớp 8 hiện tại sẽ được học những môn học sau: Toán học; Ngữ văn; Ngoại ngữ; Hóa học; Vật lý; Sinh học; Địa lý; Lịch sử; Công nghệ; Giáo dục công dân; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật; Thể dục

Như vậy, chương trình học của lớp 8 đã bắt đầu có sự thay đổi khi xuất hiện thêm môn Hóa học. Các em học sinh cần phải nắm bắt kịp thời thông tin này để chuẩn bị thật tốt khi bước vào một năm học mới.

Các em học sinh sẽ được làm quen với những khái niệm cơ bản nhất như Chất, nguyên tử, công thức hoá học, phân tử, phương trình hoá học, mol, phản ứng hoá học, nồng độ dung dịch và độ tan; Định luật bảo toàn khối lượng và một số chất, hợp chất hoá học quan trọng như: Oxi, Oxit, Axit, Hidro, Bazơ, Muối,…

Các môn học trong chương trình lớp 9

Hiện nay, chương trình giáo dục và đào tạo lớp 9 sẽ có 13 môn, gồm Toán học; Ngữ văn; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Lịch sử; Địa lí; Giáo dục công dân; Âm nhạc; Tin học; Mĩ thuật; Tiếng Anh.

Những phần kiến thức quan trọng môn Toán

Việc nắm vững các kiến thức Toán căn bản ở các năm học trước – nhất là năm học lớp 8 – là điều quan trọng để có thể đạt kết quả cao trong kì thi vào 10.

Chương trình Đại số trước đó có những vấn đề đáng nhớ như: Hằng đẳng thức, phương trình, bất phương trình, bất đẳng thức,… Các bạn cần xem trước các kiến thức về hàm số và đồ thị, giải phương trình bậc 2, giải toán bằng cách lập phương trình, … Các kiến thức hình học đã học cần chú ý chính là: Định lý Talet; đường trung bình của các hình; hình học không gian.

Những phần kiến thức quan trọng môn Ngữ văn

Cấu trúc đề thi Văn vào 10 sẽ gồm 3 phần: Phần Đọc hiểu – Phần Nghị luận xã hội – Phần Nghị luận văn học.

Với khung bài thi như vậy, ngay từ hè này, các bạn cần ôn tập kĩ cách đọc hiểu các đoạn văn – thơ trong chương trình đã học, luyện kĩ cách lên dàn ý nhanh cho bài nghị luận xã hội, tập trung những vấn đề đang có tính thời sự. Ngoài ra, học sinh nên đọc trước những văn bản trong chương trình lớp 9 để hiểu sơ bộ về văn bản trước khi bước vào năm học.

Những phần kiến thức quan trọng môn tiếng Anh.

Học sinh cần tự hệ thống hóa các quy tắc ngữ pháp, sắp xếp từ vựng theo chủ điểm và từ có cùng gốc từ, thường xuyên thực hành qua nhiều kênh: nghe băng, nghe nhạc, đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói chuyện với người bản ngữ,…

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Lớp 6,7,8,9 có bao nhiêu môn học? Khách hàng quan tâm, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi