Local brand là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 352 Lượt xem
2.8/5 - (13 bình chọn)

Trong cuộc sống, chắc hẳn đã có lần bạn bắt gặp cụm từ local brand. Vậy phải hiểu Local brand là gì? Bài viết này sẽ có những chia sẻ về local brand, do đó, Quý độc giả đừng bỏ qua nội dung bài viết nhé!

Local brand là gì?

Local brand là một cụm danh từ tiếng Anh được tạo bởi tính từ “local” có nghĩa là thuộc về địa phương và danh từ “brand” có nghĩa là thương hiệu, do đó, local brand được hiểu là thương hiệu địa phương. Hiện nay, local brand được sử dụng phổ biến tại Việt Nam khi muốn nói về thương hiệu thời trang trong nước, để phân biệt với các nhãn hàng thời trang nước ngoài, nhập khẩu bán trong nước.

Cũng cần phân biệt local brand với cửa hàng quần áo, trong khi local brand để chỉ thương hiệu thời trang trong nước thì cửa hàng quần áo chỉ địa điểm bán sản phẩm thời trang, có thể bán các sản phầm thời trang của nhiều thương hiệu khác nhau.

Với nhận thức “người Việt dùng hàng Việt”, local brand ngày càng được nhiều người quan tâm, phát triển và sử dụng. Nhiều local brand có sự đầu tư kỹ càng, chăm chút sản phẩm và chất lượng dịch vụ nên được nhiều người tiêu dùng đón nhận, ghi được dấu ấn trong nước và vươn mình ra khỏi thị trường nội địa.

Ngoài việc giải đáp local brand là gì? chúng tôi chia sẻ một số thông tin thú vị, không thể bỏ qua khi tìm hiểu về local brand trong các phần tiếp theo của bài viết. Mời Quý vị tiếp tục theo dõi.

Sự hình thành của local brand

Hiện nay, local brand là một xu hướng thời trang trong giới trẻ. Thế nhưng ít ai biết được rằng để trở thành trào lưu như hiện nay, thời điểm bắt đầu hình thành của Local brand cũng cực kỳ khó khăn. 

Cụ thể, local brand là thuật ngữ đã có từ hơn 10 năm trước, thời điểm mà tại Việt Nam rất ít thương hiệu thời trang local brand được hình thành. Người tiêu dùng hoặc là mua trang phục từ những hãng thời trang quốc tế lớn, hoặc mua ở hàng, quầy quần áo bất kỳ nào. Tâm lý e ngại, lo sợ về giá cả quần áo của local brand cũng rất phổ biến. 

Đó cũng là thời điểm, người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ chưa chú trọng quá nhiều đến phong cách bản thân, mà chỉ lựa chọn quần áo phù hợp với giá thành, đảm bảo sự tiện lợi, thoải mái. Đây cũng chính là lý do local brand không được đón nhận như vậy. 

Tuy nhiên, thời điểm ấy cũng sản sinh ra rất nhiều local brand chất lượng có thể kể đến như Ninomax,  Blue Exchange, Bamboo, PT2000, Couple TX, Gento, Yame,… Hiện nay, trải qua rất nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, các thương hiệu này cũng có sự phát triển nhất định, xây dựng được vị trí vững chắc cho bản thân trên thị trường. 

Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào năm 2017, local brand trở thành một trào lưu thời trang mới trong giới trẻ. Rất nhiều local brand được thành lập và nhận được phản hồi tích cực của người tiêu dùng. Với những trang phục local brand này, người trẻ có thể khẳng định cái tôi, phong cách thời trang bản thân hướng đến một cách rõ ràng hơn. 

Không hề khó hiểu khi local brand trở thành cơn sốt thời trang trong những năm gần đây. Theo đó những mẫu thiết kế của local brand cực kỳ đa dạng về mẫu mã, kích cỡ, form dáng và màu sắc. Đặc biệt là thiết kế cực kỳ ấn tượng, luôn thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh.

Phân loại local brand

Dựa trên những tiêu chí khác nhau, local brand có thể được phân thành các loại khác nhau như:

Dựa vào khu vực hoạt động, local brand được chia thành: local brand Hà Nội, local brand thành phố Hồ Chí Minh, local brand Đà Nẵng,…

Dựa vào giá sản phẩm, local brand được chia thành: local brand giá rẻ, local brand giá trung bình, local brand giá cao.

Dựa vào dòng sản phẩm, local brand được chia thành: local brand áo thun, local brand áo khoác, local brand giày, local brand túi,…

Một số từ ngữ thông dụng về local brand

– Street Style: Là phong cách thời trang đường phố nói chung, chứ không hề có sự cụ thể hóa ở đây. Đó có thể là những outfit bụi bặm, đường phố cũng có thể là những bộ trang phục mang hơi hướng lịch lãm, trưởng thành. 

– Streetwear: Là thuật ngữ chỉ phong cách thời trang đường phố bụi bặm, tùy hứng và đầy phóng khoáng. Phong cách này có chút gai góc, mạnh mẽ và năng động của tuổi trẻ. 

– Mix and match: là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thời trang, ý chỉ cách phối đồ. 

– Outfit: Là thuật ngữ nhằm mô tả tổng thể bộ trang phục của một người nào đó. 

Out of stock: Nghĩa là hàng tạm thời đã bán hết. 

– Sold Out: Nghĩa là sản phẩm đã được bán hết.

– In stock: Nghĩa là hàng mới về kho. 

– Release: Ý chỉ sản phẩm thời trang vừa mới được cho ra mắt. 

– Deal: Là thỏa thuận giữa người mua và người bán, thường là về giá cả. 

– Pre-order: Là đặt sản phẩm trước khi ra mắt. 

– Items: Là thuật ngữ chỉ những sản phẩm thời trang riêng lẻ như giày dép, quần áo, đồng hồ,…. 

– Sales: Là thuật ngữ mô tả những chương trình khuyến mãi của các thương hiệu.

– Steal: Là thuật ngữ nhằm chỉ sản phẩm sở hữu nhiều yếu tố chất lượng từ thiết kế, chất lượng đến giá thành. 

– Sample: Là những trang phục mẫu dùng thử, thông thường thương hiệu sẽ không bán các sản phẩm này. 

– Top: Là chỉ trang phục từ thắt lưng trở lên như áo khoác, áo thun,… 

– Bottom: Là chỉ trang phục từ thắt lưng trở xuống như quần short, quần tây, quần jean,… 

– Freesize: Là trang phục không có size cố định, thường rất rộng rãi, thoáng mát phù hợp với nhiều kiểu dáng thân hình khác nhau. 

– Unisex: Là chỉ kiểu trang phục phù hợp cho cả nam và nữ, không dán nhãn giới tính. 

– Hoodie: Là kiểu trang phục có mũ, ngắn tay hoặc dài tay đều được, không có khóa kéo hoặc nút áo. 

– Sweater: Là mẫu áo cổ tròn, không có kéo cũng những như khuy áo, chất liệu thường là nỉ, thun. Thiết kế ở cô tay và phần gấu áo được bo chun lại. 

– Jogger: Là kiểu quần được thiết kế ống gấu quần nhỏ hơn nhiều ống quần ở trên, thường cũng sẽ bo chun lại tạo nên một phong cách mới mẻ và trẻ trung. 

– Cargo pants: Là mẫu quần hộp được giới trẻ ưa chuộng sử dụng. 

– Giày sneaker: Là mẫu giày tương đối giống giày thể thao, trên trên thường được làm từ vải dù, hoặc vải bạt. Trong khi đó, đế lại được làm bằng cao su. 

– Jacket: Là thuật ngữ chỉ áo khoác nói chung. 

– Legit check: Là thuật ngữ sử dụng để kiểm tra mức độ uy tín của người bán 

– Trade: Là chỉ sự trao đổi hàng hóa, ví dụ như đổi áo với áo chẳng hạn. 

– Low Ball: Là thuật ngữ dùng để chỉ việc giá cả các item thời trang thấp hơn bình thường rất nhiều. 

– NFS: Là hàng không bán. 

– NWT: Là thuật ngữ dùng để chỉ sản phẩm mới, còn tag, tem, mác,… 

– Drop/ pass: Thuật ngữ chỉ việc bỏ qua, không mua sản phẩm nào đó 

– Hype: Người bán có sự thổi phồng về giá cả các loại trang phục. 

– Scam: Là thuật ngữ dùng để chỉ việc người bán, hoặc người mua lừa đảo. 

– Cop: Là chỉ hành động mua quần áo, trang phục, phụ kiện thời trang.

– LE: Sản phẩm được bán với số lượng giới hạn. 

– Price check: Kiểm tra sản phẩm và định giá về sản phẩm đó. 

– Legit: Chỉ sự uy tín của một người nào đó nói chung.

– CIH: Số tiền mà một người nào đó đang có trên tay. 

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây của Công ty Luật Hoàng Phi, Quý vị đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi local brand là gì? nói riêng và hiểu rõ hơn về local brand nói chung. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, đóng góp của Quý độc giả về nội dung bài viết.

2.8/5 - (13 bình chọn)

Một cốc là bao nhiêu aoxơ?

Cập nhật: 04/03/2024

Mbti là gì?

Cập nhật: 04/03/2024

Pồ cô sịp pồ là gì?

Cập nhật: 04/03/2024