• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2175 Lượt xem

Liên thông đại học là gì?

Liên thông đại học là một hình thức đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép một số trường đại học nhất định thực hiện. Hiện nay có hai phương thức để các trường đại học lựa chọn tuyển sinh liên thông đó là: Hình thức thi tuyển và xét tuyển.

Hiện nay bằng đại học là một trong những công cụ hữu hiệu để giúp chúng ta tìm được một công việc tốt, phù hợp với khả năng của chính bản thân mình. Do vậy, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Liên thông đại học là gì?

Liên thông đại học là gì?

Liên thông đại học là một hình thức đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép một số trường đại học nhất định thực hiện. Học liên thông lên Đại học dành cho các đối tượng sinh viên thuộc hệ Cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp nhằm tạo cơ hội để sinh viên có thể bổ sung kiến thức và vẫn được cấp bằng Đại học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học liên thông.

Để được liên thông đại học thì sinh viên phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

Sau khi hoàn tất xong chương trình Cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cần phải tốt nghiệp loại Khá, Giỏi, hoặc có một khoảng thời gian kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn đã được đào tạo tại trường mới được tham gia dự tuyển liên thông lên bậc cao hơn (3 năm cho Trung cấp chuyên nghiệp, 1 năm cho Cao đẳng).

Muốn học liên thông lên Đại học, những người đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp phải đăng ký tham dự kỳ thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành hoặc thực hành nghề, còn những người đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, thì phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn gồm: môn cơ sở ngành hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh và một môn kiến thức ngành do các trường Đại học đưa ra đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận.

Hiện nay Bộ giáo dục và dào tạo thừa nhận có 3 hình thức đào tạo liên thông đại học là:

– Đào tạo hệ chính quy;

– Đào tạo hệ vừa học vừa làm;

– Đào tạo hệ từ xa.

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về Liên thông đại học là gì? Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến vấn đề này.

Các phương thức tuyển sinh liên thông đại học

Hiện nay có hai phương thức để các trường đại học lựa chọn tuyển sinh liên thông đó là: Hình thức thi tuyển và xét tuyển

– Đối với phương thức thi tuyển thì thí sinh dự thi chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký thi dự tuyển tại Văn phòng tuyển sinh của nhà trường, sau khi tiếp nhận đủ số hồ sơ dự tuyển thì nhà trường sẽ tiến hành triển khai tổ chức kỳ thi tuyển

– Đối với phương thức xét tuyển thì thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi kèm theo bảng điểm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng tại phòng tuyển sinh của trường. Tiếp đó, căn cứ vào kết quả học tập để thông báo cho thí sinh về việc trúng tuyển hay không.

Thời gian đào tạo liên thông đại học

Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng hai hình thức liên thông đại học là liên thông cùng ngành và liên thông trái ngành. Về bản chất thì cả hai hình thức này đều có quyền lợi như nhau trong suốt quá trình học tập, đào tạo và cấp bằng chính quy sau khi hoàn thành khóa học.

Tùy vào chương trình giảng dạy của mỗi trường đại học mà quá trình học liên thông, hình thức liên thông sẽ có thời gian đào tạo là khác nhau. Thường thời gian đào tạo trung bình sẽ rơi vào từ khoảng 2 đến 3 năm, do đối tượng chủ yếu đã là sinh viên ra trường và đã có việc làm nên lịch học sẽ được bố chí chủ yếu vào buổi tối các ngày trong tuần hoặc tập trung vào thứ 7, chủ nhật.

Cụ thể, đối với sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, nếu muốn liên thông lên chương trình cao đăng thì thời gian cho chương trình học sẽ dao động từ 1,5 năm đến 2 năm.

Với những sinh viên có bằng trung cấp chuyên nghiệp và có đáp ứng được đầy đủ những điều kiện theo quy định của Bộ giáo dục thì thời gian học ;iên thông và tốt nghiệp sẽ kéo dài từ 2,5 năm đến 4 năm học.

Lợi ích của việc học liên thông đại học

1/ Liên thông đại học giúp nâng cao, hoàn thiện vốn kiến thức của bản thân

Trong quá trình học liên thông đại học, các sinh viên sẽ được hoàn thiện chuyên sâu hơn kiến thức của bản thân, những môn học chuyên ngành được đào sâu hơn qua đó sinh viên sẽ nắm được các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp của mình sau này.

Ngoài ra các trường có tổ chức liên thông đại học sẽ tố chức giảng dạy những môn học rất thiết thực cho sinh viên, nâng cao kỹ năng mềm qua các môn học, môi trường học năng động, sôi nổi sẽ giúp sinh viên có sự tự tin sau khi ra trường.

2/ Tấm bằng đại học

Sau khi hoàn thành khóa học liên thông sinh viên sẽ có được cấp tấm bằng đại học, về mặt bản chất thì nó có giá trị và được coi trọng nhiều hơn là bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng, tạo điều kiện tốt hơn khi đi xin việc, dễ dàng lọt qua vòng hồ sơ của nhiều công ty lớn mà bạn hằng mơ ước bởi điều kiện của các công ty này hầu như là đã có bằng tốt nghiệp đại học.

Mức lương của nhân viên có tấm bằng đại học thường sẽ cao hơn cao đẳng, cũng như sự thăng tiến trong chức vụ sẽ có tương lai hơn.

3/ Cơ hội việc làm cũng như có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc

Hiện nay bằng đại học đã quá “phổ cập” chính vì thế nếu bạn chỉ có tấm bằng trung cấp, cao đẳng thì cơ hội việc làm là rất thấp do vậy sở hữu một tấm bằng đại học là rất quan trọng.

Những chức vụ, vị trí cao trong doanh nghiệp đều đòi hỏi nhân viên phải có một trình độ và bằng cấp nhất định. Do vậy việc sở hữu tấm bằng đại học như là chìa khóa để có thể giúp bạn có cơ hội mở cánh cửa thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi giải thích cho Quý khách về Liên thông đại học là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi