• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2003 Lượt xem

Lấy ví dụ về nhân phẩm

Nhân phẩm là giá trị phản ánh và tạo nên phẩm chất của từng cá nhân, mỗi một con người đều có những giá trị cốt cách riêng của chính mình.

Người có đạo đức cũng là người có lương tâm, nhân phẩm và danh dự, mỗi người luôn phải tu dưỡng đạo đức, trau dồi lương tâm, giữ gìn phẩm giá của mình đồng thời cũng luôn tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác.

Vậy nhân phẩm là gì? Lấy ví dụ về nhân phẩm? Vai trò của nhân phẩm đối với con người. Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được.

Nói cách khác nhân phẩm là giá trị phản ánh và tạo nên phẩm chất của từng cá nhân, mỗi một con người đều có những giá trị cốt cách riêng của chính mình. Khi nói một người có nhân phẩm là mộtx người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt những nghĩa vụ đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Người có phẩm chất sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọngNhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nhân phẩm là giá trị phản ánh và tạo nên phẩm chất của từng cá nhân, mỗi một con người đều có những giá trị cốt cách riêng của chính mình.

Khi nói một người có nhân phẩm là một người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh lành mạnh, luôn thực hiện tốt những nghĩa vụ đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Người có phẩm chất sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng.

Để trở thành người có nhân phẩm con người cần đảm bảo các yếu tố:

– Có lương tâm trong sáng.

– Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.

– Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.

– Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức.

– Tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh.

Ví dụ về nhân phẩm

Ví dụ 1: Bạn A nhặt được chiếc ví đựng giấy tờ và tiền, rồi mang gửi trả lại cho người bị đánh rơi. Ta nói bạn A là người có nhân phẩm.

Ví dụ 2: Người này rất nhân hậu, thương người, dũng cảm, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư thì ta nói người ấy có nhân phẩm.

Ví dụ 3: Bạn D thấy người gặp tai nạn ở ngoài đường, mặc dù nay D có công việc rất quan trọng tại công ty nhưng thấy người bị nạn không ai giúp đỡ nên bạn D đã tận tình giúp đỡ và đưa người ta vào viện.

Vì sao người có nhân phẩm luôn được xã hội đánh giá cao?

Người có nhân phẩm là người có lương tâm,có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiên tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Người có lương tâm được xã hội đánh giá cao vì:

– Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội.

– Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình và biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không cần điều kiện.

Vai trò của nhân phẩm đối với con người

– Nhân phẩm có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.

– Những người có nhân phẩm tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.

Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi