Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 14070 Lượt xem

Lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Công ty tôi có 1 lao động là bảo vệ đã 61 tuổi nên không đóng. Và lao động cao tuổi này từ trước giờ chưa từng tham gia bảo hiểm. Vậy công ty tôi có phải tham gia đóng bảo hiểm cho lao động này không?

 

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi là Huỳnh Tuấn Minh, tôi có thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi vừa kí hợp đồng làm việc với công tỵ và hiện đang phụ trách mảng bảo hiểm của công ty. Công ty tôi có 10 lao động, trong đó công ty tôi có đóng bảo hiểm cho 9 lao động, còn 1 lao động là bảo vệ đã 61 tuổi nên không đóng. Và lao động cao tuổi này từ trước giờ chưa từng tham gia bảo hiểm. Vậy công ty tôi làm như vậy có đúng luật không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi Lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không? của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại  Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định đối tượng đóng BHXH bắt buộc như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

…………………………..”

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

Lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Do đó, người đang hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng người bảo vệ mà công ty bạn sử dụng là lao động trên 60 tuổi nhưng chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội trước đó nên không thuộc đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, cho nên công ty vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động này như những người lao động khác trong công ty.

Nếu công ty của bạn không đóng BHXH cho người lao động này là đã vi phạm quy định pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định khoản 3 Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.”

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật tại các Điều 5, Điều 14, Điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 có quy định về các mức đóng BHXH, BHYT, BHTN. Cụ thể như sau:

– Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%;

– Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, người lao động đóng 1,5 %, đơn vị đóng 3%;

– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, người lao động 1%, đơn vị đóng 1%

– Đơn vị phải có trách nhiệm đóng 2% phí công đoàn.

Như vậy, công ty của bạn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phí công đoàn cho người lao động trên 60 tuổi với mức như trên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi