Luật Hoàng Phi Giáo dục Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm?
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 2778 Lượt xem

Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm?

Lãnh thổ quốc gia được coi là không gian chứa đựng hay nằm dưới chủ quyền của một quốc gia. Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm?

Câu hỏi: Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm?

A. Vùng biển, các đảo, vùng trời.

B. Vùng đất, vùng biển, vùng trời.

C. Vùng đất, vùng biển, các đảo.

D. Các đảo, vùng trời, vùng đất.

Đáp án đúng B.

Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời, lãnh thổ quốc gia được coi là không gian chứa đựng hay nằm dưới chủ quyền của một quốc gia, không gian đó có thể hình dung như một hình chóp nón mà đỉnh là tâm trái đất, còn đáy là nơi tiếp giáp giữa bầu khí quyển và khoảng không vũ trụ.

Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng

Về mặt địa lí và pháp lí lãnh thổ quốc gia gồm có bốn bộ phận cấu thành: vùng đất; vùng nước; vùng trời và lòng đất.

Vùng đất là bộ phận cấu thành lãnh thổ của một quốc gia, gồm có đất liền và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối ở vùng đất;

Vùng nước là toàn bộ các, vùng nước nằm trong đường biên giới quốc gia gồm: vùng nước nội địa (ao, hồ, sông… nằm trong đất liền) và biển nội địa. Vùng nước nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia; vùng nước biên giới, nước sông, hồ, biển nội địa nằm ở khu vực biên giới, vùng nước nội thuỷ, vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển quốc gia. Vùng nội thuỷ thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia hữu quan; vùng nước lãnh hải, vùng nằm phía trong đường biên giới biển của quốc gia, giáp với đường cơ sở. Trong vùng nước lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;

Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước của quốc gia;

Lòng đất là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia.

Lãnh thổ quốc gia được coi là không gian chứa đựng hay nằm dưới chủ quyền của một quốc gia. Không gian đó có thể hình dung như một hình chóp nón mà đỉnh là tâm trái đất, còn đáy là nơi tiếp giáp giữa bầu khí quyển và khoảng không vũ trụ. Như vậy, có thể xác định độ cao của vùng trời trên lãnh thổ quốc gia là trùng với độ cao của tầng khí quyển, còn độ sâu của nó là tâm trái đất. Tuy nhiên, hiện nay luật quốc tế cũng như luật quốc gia chưa quy định giới hạn chiều cao biên giới vùng trời và chiều sâu biên giới vùng lòng đất của quốc gia.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?

Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...

Đặc điểm của bào tử là là gì?

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành các tế bào khác nhau của cơ thể, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh, và nhiều tế bào...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi