• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 5042 Lượt xem

Lãng phí là gì?

Nhằm sử dụng hợp lý các nguồn ngân sách Nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước cũng như các nguồn các tài nguyên khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và các nguồn tài nguyên khác một cách tiết kiệm. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng, quản lý các loại tài nguyên này vẫn chưa thật sự hiệu quả. Tình trạng lãng phí vẫn còn nhiều. Vậy lãng phí là gì? Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với vấn đề này như thế nào?

Khái niệm lãng phí?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, lãng phí được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên khác của quốc gia một cách không hiệu quả.

Đối với các lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định thì lãng phí được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên khác mà vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.

Trái ngược với lãng phí là tiết kiệm. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật thực hành tiết kiệm, chỗng lãng phí 2013, tiết kiệm là cơ quan, tổ chức, cá nhân giảm bớt trong việc sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và các nguồn tài nguyên khác nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Bên cạnh đó, tiết kiệm còn được hiểu là cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ những vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt cao hơn mục tiêu đã định.

Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí        

Nhằm sử dụng hợp lý các nguồn ngân sách Nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước cũng như các nguồn các tài nguyên khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sau:

Thứ nhất: Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với hoạt động kiểm tra, giám sát.

Thứ hai: Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không thể tùy ý mà cần căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và việc thực hiện phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

Thứ ba: Việc thực hành tiết kiệm phải gắn với các cải cách hành chính và việc thực hiện này phải bảo đảm rằng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan nhà nước.

Thứ tư: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không phải là nhiệm vụ riêng của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ năm: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cáp, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Bên cạnh Lãng phí là gì thì việc thực hiện tiết kiệm từ những người đứng đầu cơ quan nhà nước là tấm gương để cấp dưới noi theo. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, trong cơ quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí.

Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và giải trình về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.

Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Luật này. Khi nhận được phản ánh về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện.

Bên cạnh đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra nhân dân; tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định tại Điều 8 Luật chống lãng phí, thực hành tiết kiện, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm sau trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

Thứ nhất: Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao.

Thứ hai: Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.

Thứ ba: Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tổng hợp về Lãng phí là gì mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Chúng tôi hi vọng thông qua bài viết này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi