Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Làm lý lịch tư pháp cần những gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1637 Lượt xem

Làm lý lịch tư pháp cần những gì?

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 03 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu phiếu lý lịch tư pháp.

Lý lịch tư pháp đã trở nên gần gũi hơn với tất cả chúng ta, đặc biệt là với các công việc nhà tuyển dụng yêu cầu phải có Lý lịch tư pháp trong hồ sơ xin việc làm như các tài xế công nghệ grab, now,… Chính vì thế, để tránh mất thời gian và công sức của quý bạn đọc trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề: Làm lý lịch tư pháp cần những gì?

Làm lý lịch tư pháp cần những gì?

Thứ nhất: Giấy tờ cần chuẩn bị khi xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu);

– Bản sao kèm bản chính Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

– Bản sao kèm bản chính Sổ hộ khẩu (đối với người Việt Nam) hoặc thẻ tạm trú, thường trú (đối với người nước ngoài);

– Nếu người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng miễn/giảm lệ phí thì xuất trình giấy tờ chứng minh.

Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

– Cá nhân có thể ủy quyền xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

– Cá nhân không được ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho người khác ngoại trừ cha, mẹ người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Những giấy tờ cần thiết khi thực hiện xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo ủy quyền:

– Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.

– Hộ khẩu hoặc Giấy tạm trú/thường trú.

– Văn bản ủy quyền làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp có chứng thực tại UBND phường/xã, quận/huyện (văn bản được ủy quyền soạn thảo và thực hiện cho khách hàng).

– Nếu người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người xin cấp Phiếu thì không cần văn bản ủy quyền mà chỉ cần Giấy tờ chứng minh mối quan hệ.

Thứ hai: Lệ phí làm lý lịch tư pháp

Lệ phí làm lý lịch tư pháp được quy định cụ thể tại Thông tu số 244/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, như sau:

– Phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/phiếu.

– Phí làm lý lịch tư pháp cho sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ: 100.000 đồng/người.

– Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 03 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu phiếu lý lịch tư pháp.

– Những trường hợp sẽ được miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, cụ thể:

+ Người cao tuổi theo quy định của Luật người cao tuổi.

+ Người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật.

+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Mục đích cấp Phiếu lý lịch tư pháp

– Chứng minh cá nhân có hay không có hành án tích, có bị cấm hay không.

– Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hòa nhập cộng đồng.

– Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.

– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…

Thủ tục làm lý lịch tư pháp

Ngoài thông tin giải đáp làm lý lịch tư pháp cần những gì?  chúng tôi hướng dẫn về thủ tục làm lý lịch tư pháp trong bài viết này. Hiện nay, có 03 cách làm lý lịch tư pháp, bao gồm:

– Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp.

– Làm lý lịch tư pháp online.

– Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý bạn đọc những bước thực hiện thủ tục xin lý lịch tư pháp trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp.

Cụ thể từng bước như sau:

Bước 1:

Chuẩn bị hồ sơ theo bộ giấy tờ chúng tôi đã trình bày ngay trên đầu bài viết. Lưu ý chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, để tránh phải chuẩn bị lại.

Bước 2:

Nộp hồ sơ:

– Quý bạn đọc mang các giấy tờ đã chuẩn bị lên cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nộp.

– Lưu ý thời gian làm việc của các cơ quan này để tránh phải đi lại nhiều lần.

– Khi hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ đóng phí và nhận được phiếu hẹn kết quả.

Bước 3:

Nhận kết quả:

– Vào ngày hẹn nêu trên giấy hẹn bạn đến cơ quan cấp lý lịch tư pháp để nhận kết quả lý lịch tư pháp của mình.

– Khi đó, bạn phải đọc kỹ thông tin trong Lý lịch tư pháp, và hỏi ngay cán bộ trả hồ sơ nếu có thông tin chưa đúng, không khớp và bất kỳ thắc mắc gì bạn cần được giải đáp.

Như vậy, đối với câu hỏi: Làm lý lịch tư pháp cần những gì? Đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số nội dung như mục đích, thủ tục tiến hành làm phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi