Làm Luật sư có giàu không?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 549 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Ngành Luật đang là một ngành học được khá nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi cơ hội làm việc rộng mở và sở hữu mức lương đáng mơ ước. Luật sư là một nghề cao quý, hướng tới bảo vệ công bằng, lẽ phải. Vậy Làm Luật sư có giàu không? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Luật sư là gì?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà Luật sư có những nhiệm vụ và công việc thực hiện khác nhau. Nhìn chung, Luật sư khi hành nghề sẽ thực hiện những công việc như tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; tư vấn soạn thảo hợp đồng; nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.

Để trả lời được câu hỏi Làm Luật sư có giàu không? thì cần hiểu được luật sư là gì và những công việc luật sư thực hiện như trên.

Học Luật sư ở đâu?

Ngoài nội dung Làm Luật sư có giàu không? thì một trong những vấn đề cũng rất được quan tâm đó là học Luật sư ở đâu?

Học viên phải học lớp đào tạo Luật sư tại Học viện Tư pháp gồm 2 cơ sở Hà Nội hoặc TP.HCM. Khóa đào tạo luật sư gồm có những học phần cơ bản như sau:

– LS1: Luật sư và đạo đức nghề luật sư.

– LS2: Kỹ năng cơ bản của luật sư trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án.

– LS3: Kỹ năng cơ bản của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự.

– LS4:  Kỹ năng cơ bản của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ, việc dân sự.

– LS5:  Kỹ năng cơ bản của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ việc hành chính.

– Khối kiến thức chuyên sâu: Học viên tự chọn 2 trong số 12 học phần.

– Thực tập cuối khóa.

Điều kiện để trở thành Luật sư

Trước khi trả lời được câu hỏi Làm luật sư có giàu không? cần nắm được điều kiện để trở thành Luật sư.

– Về tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006, cụ thể: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

– Có bằng cử nhân Luật: Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học (thông thường là 4 năm học) 

– Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư: Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp Luật sư.

– Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư: Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng. 

– Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư: Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. Và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu không đạt điểm theo quy định thì sẽ phải chờ đăng ký tham gia kỳ kiểm tra lại ở lần kế tiếp.

– Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư: Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, xin gia nhập một Đoàn Luật sư và xin cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

– Hành nghề Luật sư: Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.

Luật không phải là một ngành dễ học mà muốn trở thành luật sư thì càng không phải là điều dễ dàng. Thế nên, niềm đam mê, yêu thích nghề là yếu tố đầu tiên giúp bạn không từ bỏ trên con đường học luật, hành nghề luật.

Ngành luật kiếm được bao nhiêu tiền?

Để xác định mức lương ngành Luật, cần phải xem xét vị trí, tính chất công việc, khả năng chuyên môn ở mỗi người.

Mức lương của luật sư do tổ chức hành nghề luật sư trả tùy vào việc đóng góp của luật sư. Nhưng không thấp hơn mức lương tổi thiểu do Nhà nước quy định.

Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay thì mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân như sau:

Kinh nghiệm luật sư Mức lương luật sư/tháng
Chưa có 2-6 triệu
1-3 năm Trên 6 triệu
3-5 năm Trên 10 triệu
5-10 năm Trên 20 triệu
Partner/trưởng phòng 30-40 triệu và phần trăm doanh thu
Managing Partner/Giám đốc Tùy thuộc vào doanh thu của công ty

Thực tế thấy được rằng với những luật sư còn ít kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các công ty tư nhân hay làm hơp đồng trong các doanh nghiệp thường thì những tháng lương đầu chỉ đủ chi tiêu và trang trải cho cuộc sống của bản thân.

Sau 2 – 3 năm khi thực sự có công việc ổn định và thu nhập cũng không quá dư dả so với sự phát triển kinh tế như hiện tại.

Làm luật sư có giàu không?

Thật khó để trả lời được câu hỏi Làm Luật sư có giàu không? Bởi lẽ, quan điểm giàu hay nghèo của mỗi người là khác nhau. Bên cạnh đó, mức thu nhập của luật sư còn phụ thuộc vào rất nhiều tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề.

So sánh ngành luật ở Việt Nam với các nước trên thế giới ta có thể dễ dàng thấy nước ta “khá khó để làm giàu”. Đối với ngành luật sư ở Việt Nam họ chưa xem trọng về vai trò của một luật sư, họ cho rằng luật sư chỉ là những người đi làm thuê, làm mướn cho họ, họ chưa hiểu rõ cái giá trị mà luật sư mang lại trong từng vụ việc, vụ án hoặc là tư vấn cho họ về những vấn đề cần thiết.

Và có những người họ đang xem rằng trong các sự việc luật sư giải quyết có thể thắng hoặc thua chứ không chắc chắn được bên nào cả và tự mình đưa ra cái giá của vụ việc và buộc luật sư phải giải quyết.

Đối với luật sư là người am hiểu về mặt pháp lý, trong quá trình giải quyết một vụ việc một vụ án nào đó thì luật sư sẽ là người tư vấn đồng thời là người bảo vệ mọi người trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc là thực hiện các dịch vụ về mặt pháp lý để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho công dân. Chứ không phải là một người có thể đổi trắng thay đen, hay là có thể giải quyết một cách trực tiếp được. Đại đa số người dân Việt Nam đều hiểu lầm về điều đó.

Để nói là Làm Luật sư có giàu không? thì sẽ phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, nếu muốn có mức thu nhập cao thì luật sư cần tích cực trau dồi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng hành nghề.

5/5 - (4 bình chọn)