Kiều hối là gì? Vai trò của kiều hối

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2041 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Số lượng người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng. Cũng chính vì thế mà nhu cầu gửi tiền về nước cũng vô cùng lớn. Cá nhân sinh sống ở nước ngoài chuyển tiền về cho người Việt Nam được gọi là kiều hối. Vậy pháp luật quy định như thế nào về kiều hối? Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc nội dung bài viết với tiêu đề Kiều hối là gì?.

Kiều hối là gì?

Theo tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank), kiều hối là các khoản tiền từ nước ngoài có nguồn gốc từ thu nhập của người lao động và dân di cư ở nước ngoài được chuyển về cho người thân, gia đình ở trong nước được gọi là kiều hối.

Do đó, kiều hối được hiểu là số tiền ngoại tệ do người Việt Nam đang cư trú và làm việc ở nước ngoài gửi về cho người thân ở trong nước.

Kiều hối được đánh giá là có vai trò quan trọng đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Cụ thể, kiều hối làm giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thanh toán, cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá,…. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài được chuyển ngoại tệ về nước phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước mà người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc và có nhu cầu chuyển tiền về nước.

Người nước ngoài chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích giúp đỡ gia đình, thân nhân, hay vì mục đích từ thiện khác cũng được khuyến khích và thực hiện như đối với Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Lượng kiều hối là gì?

Lượng kiều hối (hay còn gọi là ngoại tệ) là tiền tệ của một quốc gia mà được giữ bởi một người hoặc tổ chức ở nước ngoài. Ví dụ, nếu một người Việt Nam giữ USD tại một ngân hàng ở Mỹ, thì USD đó được coi là lượng kiều hối của Việt Nam. Lượng kiều hối thường được sử dụng để thanh toán các giao dịch quốc tế, chuyển tiền, đầu tư hoặc để dự trữ. Việc tính toán và quản lý lượng kiều hối là một phần quan trọng của chính sách tài chính của một quốc gia.

Kiều hối tiếng Anh là gì?

Kiều hối tiếng Anh là remittances.

Vai trò của kiều hối là gì?

Kiều hồi có vai trò như sau:

– Kiều hối có vai trò tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế đất nước, giúp giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thanh toán. Và, từ đó chúng làm cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá,…

– Kiều hối có tác dụng cân bằng vãng lai, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia và làm giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài. Trong đó, cũng có giảm thiểu sức ép tỷ giá của đồng đô la Mỹ.

– Kiều hối phát triển giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân bằng cách đầu tư, kinh doanh của việt kiều. Đồng thời, chúng góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, y tế, giáo dục, ổn định đời sống người dân.

Các hình thức chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính Phủ quy định về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam dưới các hình thức sau:

Thứ nhất: Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Thứ hai: Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 2 Quyết định 170/1999/QĐ-TTg. Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế là các doanh nghiệp được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép làm các dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.

Thứ ba: Cá nhân mang theo người vào Việt Nam

Tuy nhiên, cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam mà có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.

Các đối tượng được phép nhận ngoại tệ

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 170/1999/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 78/2002/QĐ-TTg, các đối tượng được phép nhận ngoại thệ do người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho người thụ hưởng ở trong nước bao gồm:
– Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của Ngân hàng nhà nước;

– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế;

– Các tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ ở trong nước;

– Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng không được phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức kinh tế được phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ ở trong nước;

– Các tổ chức tín dụng (bao gồm tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và tổ chức tín dụng không được phép hoạt động ngoại hối) làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép.

Sau khi đối tượng trên nhận ngoại tệ từ người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài chuyển về cho người Việt Nam, các tổ chức trên có trách nhiệm chi trả cho người thụ thưởng. Theo quy định của pháp luật, người thụ hưởng được hiểu là người trong nước được hưởng số ngoại tệ số do Người Việt Nam ở nước ngoài, hoặc người nước ngoài chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam.

Quyền của người thụ hưởng

Cá nhân trong nước được hưởng số ngoại tệ do Người Việt Nam ở nước ngoài, hoặc người nước ngoài chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam (gọi chung là “người thụ hưởng) có các quyền sau đây:

Thứ nhất: Người thụ hưởng có quyền nhận số ngoại tệ được hưởng bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt  Nam;

Thứ hai: Trong trường hợp nhận bằng ngoại tệ, người thụ hưởng có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân và được sử dụng theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc sử dụng vào các mục đích khác theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ ba: Người thụ hưởng không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về.

Kiều hối thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước, do đó, những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cùng với sự các chính sách, hiệp định về giao thương, hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở động nên người Việt cũng dễ dàng hơn trong việc chuyển kiều hối về nước. Tuy nhiên, việc chuyển kiều hối về nước phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật để tránh trường hợp xảy ra các hành vi vi phạm.

Trên đây là nội dung bài viết Kiều hối là gì? mà chúng tôi gửi đến Quý độc giả. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào về kiều hối, Qúy độc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 1900 6557 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

5/5 - (5 bình chọn)