Kho ngoại quan là gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 19/08/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 679 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Kho ngoại quan là một thuật ngữ trong hoạt động xuất, nhập khẩu nhưng lại khá xa lạ và chưa được nhiều cá nhân, tổ chức biết đến. Vậy để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về Kho ngoại quan là gì? TBT Việt Nam xin cung cấp những thông tin hữu ích tới quý vị qua bài viết sau đây:

Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam được ngăn cách với các khu vực xung quanh, kho ngoại quan dùng để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với những hàng hóa từ nước ngoài hay từ trong nước được đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan giữa các chủ thể là chủ cửa hàng và chủ kho ngoại quan.

Kho ngoại quan là nơi hoạt động hải quan chính vì vậy sẽ phải chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa của cơ quan hải quan.

Theo quy định của Luật hải quan thì Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi dùng để lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và được gửi để chờ xuất khẩu; hay hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, kho ngoại quan chính là khu vực để lưu giữ hàng hóa trong thời gian ngắn trước khi các cá nhân, tổ chức thực hiện các công việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước.

Điều kiện được thành lập kho ngoại quan

Hiểu được kho ngoại quan là gì? Quý độc giả tiếp tục tìm hiểu về các điều kiện để thành lập kho ngoại quan, cụ thể như sau:

– Điều kiện về doanh nghiệp: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Có nội dung kinh doanh là kho bãi, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện nhất định như:

+ Phải có kho, bãi, tường rò ngăn cách với khu vực xung quanh tại các cảng biển, cảng hàng không, cảng xuất khẩu, cảng nhập khẩu nội địa hay các của khẩu đường bộ, đường sát hay tại các khu công nghiệp, khu chế suất, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan, …

+ Có tổng diện tích kho, bãi, công trình phụ ít nhất là 500m2, kho chứa hàng có diện tích từ 1.000mtrở lên

+ Có hệ thống đường vận chuyển nội bộ,

+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hệ thống bảo vệ, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với yêu cầu lưu giữu, bảo quản hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.

– Về hồ sơ xin thành lập kho ngoại quan bao gồm:

+ Đơn xin thành lập kho ngoại quan;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi;

+ Các chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi của doanh nghiệp.

Đối tượng được thuê kho ngoại quan

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng được thuê kho ngoại quan bao gồm: các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài, những người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hay các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động xuất nhập khẩu; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Việc thuê kho phải được lập thành hợp đồng và hợp đồng thuê kho ngoại quan phải được theo mẫu thống nhất do Tổng cục Hải quan Việt Nam ban hành và phải thực hiện trước khi hàng đến cửa khẩu Việt Nam.

Đối tượng hàng hoá được gửi kho ngoại quan

Thứ nhất: Hàng hóa được gửi kho ngoại quan bao gồm:

– Những hàng nhập khẩu chờ tiêu thụ tại thị trường Việt Nam;

– Hàng quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;

– Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;

– Hàng hóa đã hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất; hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất.

Thứ hai: Hàng hoá không được gửi kho ngoại quan bao gồm:

– Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi có xuất xứ Việt Nam;

– Hàng hoá gây nguy hiểm công cộng hoặc ô nhiễm môi trường;

– Hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan?

Thời hạn mà hàng hóa được gửi kho ngoại quan được tính như sau:

– Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan trong thời hạn tối đa 12 tháng tính từ ngày được gửi vào kho.

– Tuy nhiên, đối với các trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Cục Hải quan quản lý gia hạn thì thời gian gửi thêm tối đa 12 tháng.

Trong quá trình tìm hiểu bài viết Kho ngoại quan là gì? Quý độc giả có những vướng mắc chưa được giải đáp vui lòng liên hệ TBT Việt Nam chúng tôi theo số Tổng đài 1900 6560, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

>>Tham khảo: Mẫu thông báo

>>Tham khảo: Biên bản thanh lý hợp đồng

5/5 - (5 bình chọn)