Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Câu hỏi: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Đáp án đúng D
Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Lý giải việc chọn đáp án đúng D là do:
– Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
– Hai lực cân bằng có đặc điểm
Về điểm đặt của lực: Có cùng điểm đặt (cùng tác dụng vào một vật).
Về phương của lực: Có cùng phương.
Về chiều của lực: ngược chiều nhau.
Về cường độ: Có cường độ bằng nhau.
– Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
Ví dụ:
Cuốn sách trên bàn chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực nâng của bàn, cuốn sách đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên mãi.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Để có thể xác định phương và chiều của lực, chúng ta cần phải dựa vào những kết quả tác dụng của lực lên vật. Khi chịu tác dụng của lực, vật bị tác động biến dạng theo phương, chiều nào. Thì đó sẽ là phương chiều của lực tác dụng lên vật đó. Khi chịu tác dụng của lực, vật đang chuyển động bị thay đổi chuyển động bất kỳ (nhanh dần hay chậm dần hay thay đổi hướng). Tùy vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta xác định phương chiều của lực tác dụng.
Hai lực cân bằng sẽ có phương giống nhau, chiều ngược nhau và cùng độ lớn. Vì vậy, khi xác định được một lực trong cặp lực này thì ta có thể suy ra đặc điểm của lực còn lại. Tuy nhiên, trong cách trường hợp, chúng ta vẫn phải xem xét kết quả tác dụng lực kỹ lưỡng mới có thể khẳng định điều này. Vì một vật có thể chịu tác động của nhiều hơn 2 lực tác dụng lên nó.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2 Có bọt khí thoái ra, mẩu natri tan dần. Đây là phản ứng đặc trưng của ancol, thế nguyên tử H của nhóm OH...

Công thức tính hiệu điện thế
Hiệu điện thế là một khái niệm trong vật lý, nó được định nghĩa là sự khác biệt trong điện thế giữa hai điểm trong một mạch điện. Nói cách khác, hiệu điện thế là sự khác nhau trong năng lượng điện tử giữa hai điểm trong một mạch dẫn...

CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → CH3COONH4 + NH4NO3 + Ag
CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → CH3COONH4 + NH4NO3 + Ag. Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc...

H2S + O2 → SO2 + H2O
H2S có thể được điều chế từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phương pháp điều chế phổ biến nhất là từ các hợp chất chứa lưu huỳnh, chẳng hạn như natri sulfua (Na2S) và axit sulfhidric...

Trọng lượng riêng là gì? Công thức tính trọng lượng riêng
Trọng lượng riêng (đôi khi được gọi là khối lượng riêng) là một đại lượng vật lý mô tả khối lượng của một chất liệu trong một đơn vị thể tích nhất...
Xem thêm