Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động tự doanh chứng khoán
  • Thứ sáu, 27/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1003 Lượt xem

Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động tự doanh chứng khoán

Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động tự doanh chứng khoán là gì? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

Từ lâu, hoạt động tự doanh chứng khoán đã được xem là một trong số các loại hình kinh doanh chứng khoán truyền thống trên thị trường chứng khoán. So với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác như bảo lãnh phát hành chứng khoán hay môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán… thì nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được đánh giá là có mức độ rủi ro cao hơn cho chủ thể thực hiện nghiệp vụ này bởi lẽ trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, người kinh doanh phải sử dụng chính nguồn vốn, tài sản của mình để thực hiện các hành vi mua và bán chứng khoán trên thị trường nhằm đem lại lợi nhuận cho mình. 

Theo định nghĩa tại khoản 21 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006, tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình. Nói một cách cụ thể và đầy đủ hơn, tự doanh chứng khoán thực chất là việc công ti chứng khoán tiến hành các hoạt động mua và bán chứng khoán cho chính mình, bằng nguồn vốn của mình để thu lợi nhuận cho mình trên thị trường chứng khoán.

Xét về mặt hình thức, hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán có nhiều điểm giống với hoạt động mua và bán chứng khoán của người đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất kinh tế và bản chất pháp lý thì hoạt động tự doanh chứng khoán rất khác biệt so với hoạt động đầu tư chứng khoán thông thường của người đầu tư trên thị trường chứng khoán, thậm chí cũng khác biệt so với các loại hình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác như bảo lãnh phát hành, môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán hay quản lí danh mục đầu tư… 

Có thể nhận diện hoạt động tự doanh chứng khoán thông qua những đặc trưng cơ bản sau đây: 

Thứ nhất, hoạt động tự doanh chứng khoán có bản chất kinh tế là nghề nghiệp kinh doanh đồng thời có bản chất pháp lí là hành vi thương mại. Hoạt động này luôn được thực hiện một cách thường xuyên, chuyên nghiệp bởi chủ thể kinh doanh là công ti chứng khoán.

Do có bản chất là hoạt động kinh doanh đặc thù nên việc tự doanh chứng khoán phải được cấp giấy phép và đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBCKNN. Hoạt động này chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật kinh doanh nói chung và pháp luật về kinh doanh chứng khoán nói riêng. Đây là đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa hoạt động tự doanh chứng khoán so với hoạt động đầu tư thông thường của người đầu tư trên thị trường chứng khoán. 

Thứ hai, trong hoạt động tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán không tiến hành việc mua bán chứng khoán cho người khác, theo yêu cầu hay vì quyền lợi của người khác mà hoàn toàn chỉ vì lợi ích của mình và cho chính mình. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hoạt động tự doanh chứng khoán so với các hoạt động kinh doanh chứng khoán khác như bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và đặc biệt là với hoạt động môi giới chứng khoán. 

Thứ ba, trong hoạt động tự doanh chứng khoán, đối tượng kinh doanh của công ty chứng khoán là các hàng hoá đặc biệt – chứng khoán. Đây là dấu hiệu để phân biệt giữa hoạt động tự doanh chứng khoán với hoạt động kinh doanh hàng hoá thông thường của các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường hàng hoá.

Về nguyên tắc, do pháp luật hiện hành không có quy định nào nhằm hạn chế về loại chứng khoán được giao dịch trong nghiệp vụ tự doanh nên công ty chứng khoán có thể mua bán bất kì loại chứng khoán nào đã được niêm yết hoặc chưa được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung. 

Tóm lại, về bản chất, hoạt động tự doanh chứng khoán không phải là hoạt động dịch vụ về chứng khoán mà chính là hoạt động mua vào, bán ra chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Hoạt động này về cơ bản giống với hoạt động kinh doanh hàng hoá thị trường hàng hoá mà nội dung chủ yếu là thường xuyên mua hàng hoá về để bán lại với mục đích thu lợi nhuận cho chính mình. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi