Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động môi giới chứng khoán
  • Thứ sáu, 27/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1320 Lượt xem

Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động môi giới chứng khoán

Để giúp Quý vị hiểu hơn về Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động môi giới chứng khoán, chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý vị tham khảo:

Theo từ điển Hán – Việt của Giáo sư Nguyễn Lân, “môi giới” nghĩa là việc một người trung gian thực hiện những hành vi giúp cho hai bên giao thiệp được với nhau. Trong thương mại, từ môi giới được sử dụng để chỉ nghề nghiệp thương mại do thương nhân thực hiện, với công việc chính là giúp cho các bên tiếp cận được với nhau và đi đến kí kết các hợp đồng vì lợi ích của họ.

Trong số các hành vi môi giới thương mại, việc môi giới chứng khoán được xem là hoạt động môi giới khá điển hình và có những điểm đặc thù riêng không hoàn toàn giống như các hành vi môi giới khác trong lĩnh vực thương mại. Với ý nghĩa là loại hành vi thương mại, từ lâu hoạt động môi giới chứng khoán đã từng được biết đến như là nghiệp vụ kinh doanh truyền thống trong thị trường chứng khoán.

Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng”.

Về bản chất kinh tế, môi giới chứng khoán là loại hình hoạt động kinh doanh chứng khoán, theo đó bên môi giới cam kết làm đại diện cho khách hàng (người mua hoặc người bán chứng khoán) trong việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, vì quyền lợi của khách hàng để được nhận tiền thù lao dịch vụ (hoa hồng môi giới). So với các loại hình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác, hoạt động môi giới chứng khoán có những đặc trưng cơ bản sau đây: 

Thứ nhất, hoạt động môi giới chứng khoán luôn được thực hiện bởi chủ thể đặc thù là các tổ chức, cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động ngày được thực hiện chủ yếu bởi công ty chứng khoán. Để tiến hành hoạt động môi giới chứng khoán, nhà môi giới phải được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đồng thời phải thực hiện việc đăng kí kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Trong thực tiễn kinh doanh chứng khoán ở nước ta, nhiều ngân hàng cũng tham gia vào hoạt động môi giới chứng khoán nhưng muốn thực hiện được điều đó, họ thường phải thành lập ra công ti chứng khoán độc lập bằng vốn tự có của mình để công ty chứng khoán này tiến hành các hoạt động kinh doanh chứng khoán một cách độc lập và chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. 

Thứ hai, hoạt động môi giới chứng khoán được thực hiện thông qua công cụ pháp lí là hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán. Hợp đồng này được giao kết giữa bên môi giới với bên được môi giới (khách hàng) là người mua hoặc người bán chứng khoán. Thông qua hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán, bên môi giới có cơ sở pháp lí để thực hiện trách nhiệm mua hộ hoặc bán hộ chứng khoán cho khách hàng với tư cách là người đại diện, từ đó, có quyền yêu cầu khách hàng trả phí hoa hồng môi giới cho mình khi kết thúc giao dịch mua bán hộ chứng khoán. 

Thứ ba, nội dung cốt lõi của hoạt động môi giới chứng khoán chính là việc nhà môi giới sử dụng chuyên môn nghiệp vụ và những hiểu biết sâu sắc của mình về lĩnh vực chứng khoán để mua hay bán hộ chứng khoán cho khách hàng nhằm hưởng phí hoa hồng. Trong quá trình mua hay bán hộ chứng khoán cho khách hàng, nhà môi giới có bổn phận phải đem hết khả năng về chuyên môn nghiệp vụ để giúp khách hàng mua hay bán được chứng khoán theo đúng yêu cầu và vì lợi ích của họ.

Được xem như nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, pháp luật và đạo đức kinh doanh không cho phép nhà môi giới được lợi dụng chuyên môn và những hiểu biết của mình để gây thiệt hại cho khách hàng, ví dụ như việc sử dụng tiền vốn của khách hàng để mua chứng khoán cho mình hoặc tìm cách thực hiện lệnh của mình trước lệnh của khách hàng và nhận thấy việc thực hiện lệnh đó là có lợi cho mình.

Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, nhà môi giới phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mỗi khách hàng trên cơ sở hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán. Các tài khoản này là cơ sở để nhà môi giới thực hiện việc mua hay bán hộ chứng khoán cho khách hàng, bởi vì sau khi đạt được sự thoả thuận giữa các bên có liên quan về việc mua hay bán chứng khoán thì nhà môi giới phải thay mặt khách hàng để chuyển giao chứng khoán cho người mua và chuyển giao tiền cho người bán từ các tài khoản giao dịch chứng khoán. 

Thứ tư, trong hoạt động môi giới chứng khoán, nhà môi giới luôn có vai trò và bổn phận là người trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán. Bổn phận này của nhà môi giới chứng khoán chỉ được xem là hoàn thành khi người mua đã mua được chứng khoán cần mua và người bán đã bán được các chứng khoán cần bán. Điều này thể hiện sự khác biệt đáng kể giữa hoạt động môi giới chứng khoán so với các loại hình hoạt động môi giới thương mại khác (ví dụ: môi giới hàng hoá, dịch vụ hay môi giới bảo hiểm…). Sự khác biệt này được thể hiện ở chỗ, trong hoạt động môi giới chứng khoán, nhà môi giới không có trách nhiệm phải thu xếp cho người mua và người bán chứng khoán trực tiếp gặp nhau để tự họ thương lượng và kí kết hợp đồng với nhau.

Nói cách khác, cả người mua và người bán chứng khoán đều không cần biết nhau mà chỉ cần biết đến một người trung gian là nhà môi giới và tìm cách uỷ quyền cho nhà môi giới chứng khoán đại diện cho mình trong việc thực hiện hành vi mua hay bán chứng khoán trên cơ sở kí kết hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán – hợp đồng mua hay bán hộ chứng khoán (hợp đồng dịch vụ kinh ki).

Như vậy, cho dù không biết nhau và không hề trực tiếp gặp nhau để thương lượng các điều khoản của hợp đồng mua bán chứng khoán nhưng trên thực tế, giữa người mua và người bán chứng khoán vẫn tồn tại hợp đồng mua bán chứng khoán, bởi lẽ hợp đồng này được xác lập một cách gián tiếp thông qua hành vi giao dịch của người đại diện là nhà môi giới chứng khoán. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi