• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 3276 Lượt xem

Intercompany là gì?

Intercompany trong tiếng Việt có thể hiểu là công ty liên kết, công ty liên kết là loại hình công ty được thành lập bởi ít nhất hai chủ thể kinh tế (là 02 công ty) và đều chiếm dưới 50% vốn điều lệ công ty.

Intercompany là một danh từ xuất hiện khá thường xuyên trong các cuộc hội thoại cũng như những văn bản kinh doanh nước ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết đúng đắn về từ ngữ trên.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Intercompany là gì?

Intercompany là gì?

Intercompany trong tiếng Việt có thể hiểu là công ty liên kết, công ty liên kết là loại hình công ty được thành lập bởi ít nhất hai chủ thể kinh tế (là 02 công ty) và đều chiếm dưới 50% vốn điều lệ công ty.

Đa phần các công tu liên kết đều tồn tại dưới dạng: Trong đó ít nhất hai công ty khác nhau là công ty con của một công ty mẹ và có một chủ thể sở hữu cổ phần ít hơn phần lớn cổ phần của chủ thể còn lại.

Bên cạnh việc làm rõ Intercompany là gì? chúng tôi còn đem đến cho Quý độc giả các thông tin về công ty liên kết trong các phần tiếp theo của bài viết:

>>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập Công ty

Quy định của pháp luật về công ty liên kết

Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp, cụ thể:

– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.

– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó.

– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó (quy định tại khoản 1 – Điều 189 – Luật Doanh nghiệp năm 2019).

– Công ty con không được đầu tư vốn góp, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau (quy định tại khoản 2 – Điều 189 – Luật Doanh nghiệp năm 2019).

– Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh ngheiejp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau (quy định khảon 2 – Điều 16 – Nghị định số 96/2015/ND-CP).

– Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này (quy định tại khoản 3 – Điều 189 – Luật Doanh nghiệp năm 2019).

– Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 – Điều 189 – Luật Doanh nghiệp năm 2019 là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan (quy định tại khoản 2 – Điều 16 – Nghị định số 96/2015/ND-CP).

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp không có quy định cụ thể về “công ty liên kết” mà chỉ có quy định về “công ty thành viên”, cụ thể:

– Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

– Công ty liên kết được quy định tại điểm đ, i – khoản 2 – Điều 1 – Nghị định số 19/2014/ND-CP, cụ thể:

Công ty liên kết là doanh nghiệp mà công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối thei quy định của pháp luật. Cổ phần không chi phối, vốn góp không chi phối của công ty tại doanh nghiệp khác là cổ phần hoặc mức vốn góp của Công ty chiếm từ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở xuống. Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Một số hiểu biết về công ty liên kết

– Nhóm công ty liên kết là một khái niệm quan trọng trong các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam. Điều này có nguồn gốc từ việc khái niệm này được sử dụng để tính ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có liên quan. Tuy nhiên, Nghị định số 35/2020/ND-CP lại có cách định nghĩa không rõ ràng thế nào là nhóm công ty liên kết.

– Định nghĩa về nhóm công ty liên kết theo quy định của Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế có thể làm phát sinh một số vấn đề, cụ thể:

+ Để xác định liệu một quan hệ liên kết có tồn tại hay không, Nghị Định số 35/2020/ND-CP đề cập đến sự kiểm soát của một hoặc nhiều công ty mẹ. Đây là cách tiếp cận không phổ biến bởi để xác định một mối quan hệ liên kết giữa hai công ty thì chỉ cần xác định một công ty mẹ duy nhất. Cả Luật Cạnh tranh của Liên minh Châu Âu và Luật Chống Độc quyền của Mỹ sử dụng cách tiếp cận là chỉ có một công ty mẹ chi phối duy nhất.

+ Sử dụng tiêu chí có chung bộ phận điều hành để xác định sự tồn tại của quan hệ liên kết. Tuy nhiên, không làm rõ có bộ phận điều hành chung nghĩa là gì?

+ Nếu các ngưỡng thông báo theo Nghị định số 35/2020/ND-CP bao gồm cả Kiểm soát thụ động, thì sẽ rất khó (nếu không nói là không thể) để liệt kê tất cả các liên kết của một công ty bởi một công ty có khả năng kiểm soát thụ động nhiều công ty hơn là kiểm soát chủ động.

Như vậy, intercompany là gì? Đã được chúng tôi trình bày một cách chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày một số nội dung liên quan đến vấn đề công ty liên kết.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Chức năng nào không phải là chức năng của pháp luật?

Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của đời sống xã hội và Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện quyền lực của...

Theo em tại sao nhà nước ta lại quy định mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?

Câu hỏi: Theo em tại sao nhà nước ta lại quy định mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt...

Công của lực điện không phụ thuộc vào gì?

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện từ điểm M đến N sẽ không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi. Nó chỉ phụ thuộc vào vị trí của đầu M đến điểm cuối N của đường...

Tư vấn tiếng Anh là gì?

Nhắc đến tư vấn chúng ta thường thấy mọi người hay nhắc đến hoạt động tư vấn pháp luật, tư vấn xây dựng, tư vấn thiết kế thi công công trình, tư vấn cửa sổ tình...

Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất?

Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất oxit nito, sấm sét là một hiện tượng thiên nhiên, thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa, nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét là khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi