Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 6617 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Trong chương trình địa lý lớp 12, chúng ta được học về đặc điểm chung của tự nhiên nước ta, trong đó có bài Đất nước có nhiều đồi núi. Một trong những câu hỏi được đặt ra trong bài học là Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị giải đáp thắc mắc trên.

Câu hỏi:

Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là:

A. Tây Bắc – Đông Nam

B. Bắc – Nam

C. Đông Nam – Tây Bắc

D. Đông – Tây

Đáp án đúng A.

Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là Tây Bắc – Đông Nam, điều này được thể hiện rõ nhất ở các vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo

Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.

Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam, điều này được thể hiện rõ nhất ở vùng Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam. Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có địa hình Phanxipăng (3143m); phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dỡi Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam. Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.

5/5 - (6 bình chọn)