Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hợp đồng Li xăng là gì? Đặc điểm hợp đồng li xăng
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1466 Lượt xem

Hợp đồng Li xăng là gì? Đặc điểm hợp đồng li xăng

Hợp đồng li-xăng là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ theo đó, tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu trí tuệ (bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép cá nhân tổ chức khác (bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ đó. 

Khái niệm hợp đồng Li Xăng?

Hợp đồng li-xăng là dạng đặc thù của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đây là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Li-xăng là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp (người cấp li – xăng) cho phép người khác (người nhận li-xăng) sử dụng quyền sở hữu công nghiệp của mình trong khi vẫn tiếp tục nắm giữ quyền sở hữu các quyền đó.

Chủ sở hữu công nghiệp có độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời hạn bảo hộ (thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu công nghiệp cho phép chuyển quyền sử dụng). Việc cho phép thông thường thể hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Hợp đồng li-xăng là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ theo đó, tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu trí tuệ (bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép cá nhân tổ chức khác (bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ đó.

Với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng li-xăng), chủ sở hữu thu được một khoản lợi ích vật chất nhất định, nhưng vẫn bảo lưu được quyền sở hữu của mình đối với đối tượng sở hữu công nghiệp.

Đặc điểm của hợp đồng Li Xăng

Hợp đồng Li Xăng có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất: Về chủ thể chuyển giao: bên cấp li-xăng về nguyên tắc phải là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu sở hữu công nghiệp được chuyển giao. Li-xăng công nghệ chỉ diễn ra khi một trong các bên sở hữu những tài sản vô hình có giá trị, đó là tài sản trí tuệ, và do đó, chủ sở hữu có quyền pháp lý ngăn cấm người khác sử dụng các tài sản đó. Li xăng thể hiện sự đồng ý của chủ sở hữu cho phép sử dụng tài sản trí tuệ để nhận được một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị khác. Việc li-xăng công nghệ không xảy ra nếu không có tài sản trí tuệ.

Thứ hai: Đối tượng của hợp đồng là các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh. Bởi chỉ chủ sở hữu của những đối tượng sở hữu công nghiệp này mới có quyền độc quyền cho hay không cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Thứ ba: Hợp đồng li-xăng là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Hình thức này đặc biệt thích hợp đối với chủ sở hữu công nghiệp không hoạt động kinh doanh hoặc không có năng lực kinh doanh. Chuyển quyền sử dụng còn góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu – triển khai, hạn chế độc quyền và thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới. Vì vậy, có thể nói rằng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đem lại lợi ích cho – cả chủ sở hữu công nghiệp, người được chuyển quyền sử dụng và toàn xã hội nói chung.

Thứ tư: Giống như hợp đồng chuyển giao chức năng, nội dung chủ yếu của hợp đồng li-xăng không chỉ bị pháp luật yêu cầu về những điều khoản chủ yếu mà còn bị giới hạn về các điều khoản không được phép thỏa thuận và đưa vào hợp đồng (điều khoản cấm). Hợp đồng li-xăng sẽ vô hiệu nếu có chứa đựng các điều khoản cấm đó.

Thứ năm: Hợp đồng li-xăng bị giới hạn về lãnh thổ và thời gian. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên nhận li-xăng chỉ được sử dụng đối tượng của hợp đồng trong phạm vi một lãnh thổ nhất định và trong một khoảng thời gian xác định. Pháp luật các nước đều quy định thời gian có hiệu lực của hợp đồng li-xăng. Ví dụ, tại Việt Nam, các hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó có hợp đồng li-xăng, có thời hạn hiệu lực không quá 7 năm trừ một số trường hợp đặc biệt. Trên cơ sở quy định của pháp luật, các bên thỏa thuận thời gian có hiệu lực của hợp đồng li-xăng và phải ghi nhận trong hợp đồng và thời gian đó phải thuộc thời gian bảo hộ của các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Phân loại hợp đồng li-xăng 

Li-xăng có thể được phân chia theo các tiêu chí khác nhau:

(1) Theo phạm vi quyền của bên nhận li-xăng, có hai loại li-xăng sau đây: 

– Li-xăng độc quyền: là dạng li-xăng mà theo đó bên giao chuyển giao độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển giao, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, bên chuyển giao không được ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên nhận chuyển quyền (Chỉ duy nhất bên nhận có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng li-xăng). Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có thể chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho chủ thể khác trong thời hạn hợp đồng, nhưng không được quyền định đoạt chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó cho chủ thể khác.

– Li-xăng không độc quyền: là dạng li-xăng mà theo đó bên giao chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận và chủ sở hữu công nghiệp vẫn có quyền sử dụng và có thể vẫn được hoặc không còn được chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

– Li-xăng không độc quyền là hợp đồng li-xăng mà theo đó bên chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp vừa chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó cho bên nhận chuyển giao trong phạm vi và thời hạn chuyển giao; đồng thời vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó và còn có thể chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp đó cho bên thứ ba trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Trong trường hợp này, nhiều chủ thể có thể cùng khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo phạm vi, mức độ, mục đích khác nhau nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác.

(2) Theo chủ thể là bên chuyển giao quyền sử dụng trong hợp đồng li-xăng, có hai dạng li-xăng: 

– Li-xăng cơ bản: là hợp đồng li-xăng, trong đó bên chuyển giao quyền sử dụng chính là chủ sở hữu đối tượng công nghiệp. Căn cứ để li xăng là quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ hoặc do được người khác chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hợp pháp.

– Li-xăng thứ cấp không cơ bản: là dạng li-xăng mà bên chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp mà là người được chuyển giao li xăng độc quyền và được phép chuyển giao li-xăng cho bên thứ ba (li xăng thứ cấp). Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp luôn là hợp đồng có tính chất phái sinh, nó chỉ phát sinh khi một hợp đồng độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã được giao kết và có giá trị pháp lý.

(3) Theo ý chí của các bên khi chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, có hai dạng li-xăng: 

– Li-xăng theo hợp đồng (hay li-xăng tự nguyện): là li-xăng cấp theo thỏa thuận giữa bên chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và bên nhận chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

– Li-xăng không tự nguyện (li-xăng bắt buộc): là li-xăng cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp nhất định khi hai bên không đạt được thỏa thuận. Li-xăng bắt buộc chỉ áp dụng cho các sáng chế mà không áp dụng cho các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho một chủ thể khác mà không cần có sự đồng ý của người nắm giữ độc quyền sáng chế. Việc bắt buộc chuyển giao sáng chế chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh. Đây được coi là giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp nhằm cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu đối tượng Sở hữu công nghiệp và lợi ích công, hạn chế độc quyền

Chủ thể giao kết hợp đồng li-xăng 

– Bên chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghệ: là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghệ, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, nhãn hiệu… hoặc được chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghệ đó.

 Bên chuyển quyền cũng có thể là người được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chuyển quyền sử dụng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp và được phép chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho bên thứ ba. Trong trường hợp này, người có độc quyền sử dụng đối tượng Sở hữu công nghiệp có những quyền năng giống như chủ sở hữu đối tượng, trừ quyền định đoạt quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Bên được chuyển quyền là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu được sử dụng, khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp. Thông qua hợp đồng li-xăng, bên được chuyển giao được phép khai thác đối tượng đó trong phạm vi, thời hạn mà các bên thỏa thuận, đồng thời có nghĩa vụ trả phí theo thỏa thuận.

Các bên trong hợp đồng li-xăng có thể ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình giao kết và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký hợp đồng. 4.2.4. Đối tượng của hợp đồng li-xăng

Đối tượng của hợp đồng li-xăng là các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

“Đối tượng sở hữu công nghiệp” là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không thể là đối tượng của hợp đồng li-xăng, bởi chỉ dẫn địa lý là tài sản công, thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn đại lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn đại lý tại địa phương đó, nhưng họ không thể chuyển quyền này cho người khác. Tên thương mại là danh xưng của chủ sở hữu trên các giấy tờ giao dịch trên biển hiệu, sản phẩm… của mình, do vậy, chủ sở hữu không được phép chuyển giao quyền sử dụng đối với tài sản là tên thương mại của mình.

Đối tượng của hợp đồng li-xăng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu.

Nội dung của hợp đồng li xăng

Cũng giống những hợp đồng thông thường khác, hợp đồng Li-xăng cũng có những nội dung cơ bản được thể hiện qua những điều khoản như tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng Li-xăng các bên cần thỏa thuận những nội dung sau:

– Đối tượng chuyển quyền sử dụng

– Phạm vi chuyển quyền

– Thời hạn chuyển quyền

– Phí chuyển giao và phương thức thanh toán

– Vấn đề đăng ký hợp đồng

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp

Chú ý khi giao kết hợp đồng Li-xăng:

Hiện nay hợp đồng Li-xăng được thực hiện rất nhiều và không tránh khỏi những rủi ro pháp lý hay những tranh chấp không đáng có. Chính vì vậy, dù hợp đồng Li-xăng cũng không phải mới xuất hiện trong quan hệ pháp luật dân sự nhưng khi giao kết các chủ thể cần lưu ý những vấn đề như:

– Các bên trong hợp đồng cần làm rõ đối tượng của hợp đồng Li-xăng vì đối tượng quyền sở hữu công nghiệp rất dạng nên việc xác định rõ đối tượng là rất cần thiết

– Vì người nhận Li-xăng có thể bị giới hạn việc phân phối và bán công nghệ cho một nhóm khách hàng cụ thể hay thương mại hóa công nghệ trong phạm vi một ngành hoặc phân ngành nhất định nên cần phải xác định được phạm vi sử dụng công nghệ của hợp đồng để tránh việc chồng lấn về quyền lợi của mình. Điều đó cũng có nghĩa cần xác định được mức độ và phạm vi quyền được Li-xăng để xác định hợp đồng Li-xăng có thể là độc quyền, duy nhất hoặc không độc quyền.

Với bài viết phân tích trên đây, Luật Hoàng Phi tin rằng Quý khách hàng đã có được những thông tin cần thiết để hiểu một cách khái quát Hợp đồng Li-xăng là gì? Việc hiểu rõ hợp đồng Li-xăng là gì sẽ là nền tảng để thực hiện những thủ tục liên quan tới chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.

Nếu trong trường hợp Quý khách hàng gặp có bất kỳ vướng mắc hay gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục thì đừng ngần ngại liên hệ với Luật Hoàng Phi qua tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi