Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
  • Thứ sáu, 26/08/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1025 Lượt xem

Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý độc giả các thông tin hữu ích về Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Nội dung Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán

Trong quá trình tác nghiệp kinh doanh, tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán nhất thiết phải kí kết hợp đồng dịch vụ với tổ chức phát hành để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Khi đó, hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán được xem như là công cụ pháp lí để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 

Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán được hiểu là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán (bên cung ứng dịch vụ) với tổ chức phát hành chứng khoán (bên sử dụng dịch vụ), theo đó bên cung ứng dịch vụ cam kết thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa bán hết hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. 

Về bản chất pháp lý, hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thực chất là hợp đồng dịch vụ thương mại. Hợp đồng này có đối tượng là công việc mà bên cung ứng dịch vụ cam kết thực hiện cho bên sử dụng dịch vụ để được nhận tiền công dịch vụ là phí bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Công việc này có điểm đặc thù là gắn với việc sử dụng các kĩ thuật nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán và chỉ có những tổ chức nghề nghiệp chuyên môn như công ti chứng khoán mới có khả năng làm được. Còn đối với khoản phí dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, do có bản chất là tiền công hay giá cả của dịch vụ thương mại nên khoản phí này thường phản ánh các chi phí mà bên cung ứng dịch vụ đã bỏ ra để tiến hành dịch vụ và đảm bảo có lãi hợp lí. 

Trong thực tiễn kinh doanh chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán có thể kí kết những loại hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu hưởng phí và khả năng tài chính của họ. Các loại hợp đồng này bao gồm: 

– Cam kết bảo lãnh chắc chắn: Đây là loại hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán mà theo đó, bên bảo lãnh phát hành cam kết sẽ phân phối hết số chứng khoán dự kiến phát hành trong thời hạn phát hành chứng khoán. Với cam kết này, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ mua vào toàn bộ số chứng khoán của đợt phát hành để sau đó phân phối lại cho người đầu tư và tự chịu trách nhiệm về các rủi ro của việc phát hành hoặc tiếp nhận toàn bộ chứng khoán từ tổ chức phát hành để phân phối cho người đầu tư với trách nhiệm mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết khi kết thúc đợt phát hành.

Loại hợp đồng này tỏ ra rất có lợi cho tổ chức phát hành chứng khoán vì dường như họ không phải lo lắng gì về nguy cơ thất bại của đợt phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, bù lại họ sẽ phải trả một mức phí dịch vụ cao hơn cho tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trên thực tế, loại hợp đồng này hầu như chỉ thích hợp đối với những tổ chức bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp, có khả năng tài chính mạnh và có tham vọng chi phối đối với thị trường dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Theo pháp luật chứng khoán Trung Quốc, loại hợp đồng này được gọi là hợp đồng bao tiêu chứng khoán. 

– Cam kết đại lí phát hành chứng khoán: Đây là loại hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán mà theo đó bên bảo lãnh phát hành chỉ cam kết sẽ cố gắng hết sức để phân phối chứng khoán cho người đầu tư chứ không cam kết sẽ mua lại số chứng khoán còn thừa khi kết thúc đợt phát hành. Với cam kết này, bên bảo lãnh phát hành không bị ràng buộc với lời hứa mua lại số chứng khoán bị ế đọng nhưng cũng vì thế mà họ chỉ nhận được khoản phí dịch vụ ít hơn so với trường hợp cam kết bao tiêu chứng khoán.

Trên thực tế, loại hợp đồng này thường tỏ ra thích hợp đối với những tổ chức bảo lãnh phát hành không có khả năng tài chính mạnh hoặc những tổ chức mới tham gia thị trường dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và chưa khẳng định được vị thế, sức mạnh của mình trên thị trường. 

– Cam kết bảo đảm tất cả hoặc không: Đây là loại hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán ít phổ biến, theo đó tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ phân phối hết số chứng khoán tối thiểu cần bán theo yêu cầu của tổ chức phát hành, nếu không được như vậy thì sẽ huỷ bỏ đợt phát hành và trả lại tiền đặt mua chứng khoán cho các nhà đầu tư.

Với cam kết này, bên bảo lãnh phát hành chỉ được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ đối với tổ chức phát hành khi số chứng khoán tối thiểu đã được phân phối hết cho người đầu tư theo đúng yêu cầu của tổ chức phát hành và khi đó, tổ chức bảo lãnh phát hành mới có quyền đòi phí bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trong trường hợp số chứng khoán tối thiểu không được phân phối hết theo như cam kết thì tổ chức phát hành có quyền tuyên bố huỷ đợt phát hành và yêu cầu bên bảo lãnh phát hành trả lại tiền đặt mua chứng khoán cho các nhà đầu tư. 

Trong pháp luật hiện hành về chứng khoán ở Việt Nam, tuy không có quy định cụ thể nào về nội dung của hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán nhưng theo khuôn mẫu chung của pháp luật các nước, hợp đồng này thường bao gồm các điều khoản cơ bản sau đây: 

– Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng (kể cả người đại diện hợp pháp cho các bên); 

– Đối tượng của hợp đồng – công việc mà tổ chức bảo lãnh phát hành phải thực hiện; 

– Mức phí bảo lãnh phát hành chứng khoán; 

– Loại, số lượng và mệnh giá của các chứng khoán được bảo lãnh phát hành; 

– Thời hạn thực hiện việc bảo lãnh phát hành; 

– Phương thức và ngày thanh toán, quyết toán hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán; 

– Trách nhiệm pháp lí do vi phạm hợp đồng;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên. 

Ngoài những điều khoản cơ bản nêu trên, các bên còn có thể đưa vào hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán những điều khoản khác nữa, miễn là không trái pháp luật nhằm làm rõ hơn nội dung thực chất của hợp đồng. 

Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể bảo lãnh phát hành chứng khoán

Với tư cách là bên cung ứng dịch vụ, tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: 

– Quyền yêu cầu tổ chức phát hành cung cấp các giấy tờ, tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục phát hành và số lượng, chủng loại chứng khoán dự kiến phát hành. Việc ghi nhận quyền năng này chính là nhằm tạo điều kiện để bên bảo lãnh có khả năng thực hiện tốt các thủ tục phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, việc ghi nhận quyền năng này cũng nhằm gắn trách nhiệm hợp tác của tổ chức phát hành với bên bảo lãnh phát hành chứng khoán, củng cố sự ràng buộc lẫn nhau giữa hai bên trong quá trình thực hiện thủ tục phát hành chứng khoán. 

– Nghĩa vụ thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục chào bán và phân phối chứng khoán ra công chúng. Có thể xem đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của chủ thể bảo lãnh phát hành chứng khoán đối với tổ chức phát hành chứng khoán. Tuỳ theo loại hình cam kết bảo lãnh mà nghĩa vụ này được thực hiện theo các mức độ khác nhau.

Chẳng hạn, đối với loại hình cam kết bảo lãnh chắc chắn, nghĩa vụ này được xem là hoàn thành khi số chứng khoán dự kiến phát hành đã được tổ chức bảo lãnh phát hành phân phối hết theo cam kết. Còn đối với loại hình cam kết đại lí phát hành chứng khoán, nghĩa vụ này được coi là hoàn thành khi tổ chức bảo lãnh phát hành đã cố gắng tối đa trong việc phân phối chứng khoán cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. 

– Quyền yêu cầu tổ chức phát hành thanh toán phí dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán theo thoả thuận. Quyền năng này được ghi nhận như bằng chứng về sự đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 

– Nghĩa vụ mua lại số chứng khoán chưa được phân phối hết cho người đầu tư trong trường hợp cam kết bảo lãnh chắc chắn. Nghĩa vụ này tuy không phải là nghĩa vụ chính nhưng nó là hệ quả tất yếu của cam kết bảo lãnh chắc chắn từ phía tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán. Về nguyên tắc, tổ chức bảo lãnh phát hành chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này khi số chứng khoán dự kiến phát hành đã không được phân phối hết cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. 

– Nghĩa vụ thanh toán số tiền thu được từ việc phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành chứng khoán. Đây cũng là một trong các nghĩa vụ cơ bản của tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán đối với tổ chức phát hành. Việc thực hiện nghĩa vụ này như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành mục tiêu cuối cùng của tổ chức phát hành trên thị trường chứng khoán, đó là mục tiêu huy động vốn từ các nhà đầu tư để thoả mãn nhu cầu vốn của mình trong hoạt động kinh doanh. 

->>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

->>> Tham khảo thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi