Học cử tuyển là gì?
Chúng tôi sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu về hình thức học hệ cử tuyển là gì và điều kiện được đi học cử tuyển.
Nhiều phụ huynh, học sinh muốn con mình được theo học hệ cử tuyển. Tuy nhiên, hiện nay nhiều phụ huynh không hiểu rõ hệ cử tuyển là gì và điều kiện để con mình được theo học hệ cử tuyển.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu về hình thức học cử tuyển là gì và điều kiện được đi học cử tuyển. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về vấn đề này
Học cử tuyển là gì?
Cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.
Đối tượng cử tuyển là công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh, ưu tiên xét cử tuyển đối với các đối tượng là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao..
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 121/2020 NĐ – CP quy định cụ thể cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm:
– Người dân tộc thiểu số rất ít người.
– Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Điều kiện được đi học cử tuyển
Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển được quy định tại Điều 6 Nghị định 141 năm 2020. Theo đó, để được cử đi học cử tuyển, phải đáp ứng được tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Tiêu chuẩn chung
– Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
– Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
– Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
Tiêu chuẩn được cử tuyển vào đại học
Ngoài các tiêu chuẩn chung như trên, người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
– Tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
– Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên;
– Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Tiêu chuẩn được cử tuyển vào cao đẳng
Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
– Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên;
– Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Tiêu chuẩn được cử tuyển vào trung cấp
Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông;
– Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên;
– Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên;
– Có thời gian học đủ 04 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Thứ tự ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển
Theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 141, người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển như trên thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:
– Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;
– Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;
– Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;
– Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên;
– Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.
Như vậy, tùy vào chỉ tiêu cử tuyển từng năm, cơ quan có thẩm quyền sẽ ưu tiên lựa chọn những người có đủ điều kiện theo thứ tự trên vào danh sách người được cử đi học theo chế độ cử tuyển.
Quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển
1. Người học theo chế độ cử tuyển có những quyền sau đây:
2. Người học theo chế độ cử tuyển có những nghĩa vụ sau đây:
Mẫu đơn đăng ký xét tuyển theo chế độ cử tuyển
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________________
Địa danh, ngày….tháng …năm….
ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT TUYẾN HỌC THEO CHẾ ĐỘ CỬ TUYỂN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố)……..
1. Họ và tên người đăng ký học:…………………………………………………. Nam/nữ ….
2. Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………..
3. Dân tộc:……………………………………………. Tôn giáo…………………………………………..
4. Địa chỉ thường trú (ghi rõ thôn, bản, xã, huyện, tỉnh):…………………………………………….
……………………………………………..
5. Ngành dự định xin học:…………………………………………………………………………………..
Trình độ đào tạo (ĐH, CĐ, TC):……………………………………………………………………………
6. Thuộc đối tượng ưu tiên………………………………………………………………………………….
7. Đã tốt nghiệp:………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm dự thi tốt nghiệp:………………………………………………………………………
8. Xếp loại năm cuối cấp/cuối khoá: Học lực:……………. Hạnh kiểm (rèn luyện)……………..
9. Điểm các môn thi THPT: Môn 1:…; Môn 2:….; Môn 3: ……; Môn 4:…; Môn…….
10. Điểm thi đại học, cao đẳng, trung cấp (nếu có)
11. Đoạt giải (nếu có) …………………………. môn ………………………. kỳ thi học sinh giỏi hoặc kỳ thi Olympic: năm……………………………………………………………………..
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
Nếu được chấp nhận, tôi xin cam kết: chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước đối với người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp sẽ chấp hành sự bố trí việc làm của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố)
Nếu không thực hiện đúng những quy định đối với người học theo chế độ cử tuyển, tôi sẽ có trách nhiệm bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.
Khi cần, báo tin cho ai, địa chỉ, điện thoại (nếu có):
………………………………………….
NGƯỜI ĐĂNG KÝ HỌC
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về: Học cử tuyển là gì? Điều kiện được đi học cử tuyển. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng đặt câu hỏi để chúng tôi giúp quý độc giả giải đáp những thắc mắc hiện có.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?
Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?
Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...
Xem thêm