Hoạch định là gì?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 9058 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Để hoạt động có hiệu, doanh nghiệp cần phải hoạch định để xác định hướng đi đúng đắn cho mình. Hoạch định có vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức, lãnh đạo quản trị doanh nghiệp. Vậy hoạch định là gì? Vai trò của hoạch định là gì?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến hoạch định.

Hoạch định là gì?

Hoạch định là một tiến trình trong đó nhà quản trị cần định hướng, xác định và lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra những hướng đi cần thiết trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. Hoạch định chính là quyết định của một doanh nghiệp về kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động cụ thể của tổ chức dựa trên các nền tảng sẵn có nhằm đạt được các mục tiêu mà tổ chức yêu cầu.

Vai trò của hoạch định

+ Hoạch định giúp định hướng cho doanh nghiệp về tổ chức, lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp;

+ Hoạch định giúp doanh nghiệp định hướng, xác định và lựa chọn các mục tiêu hoạt động và phát triển, đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn từ đó xây dựng các kế hoạch và chiến lược hoạt động phù hợp.

+ Hoạch định giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh vì khi đã thực hiện hoạch định, doanh nghiệp đã dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra và có biện pháp dự phòng để khắc phục nếu có rủi do xảy ra.

+ Hoạch định giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được sự hoạt động bình ổn khi có sự thay đổi về môi trường, thị trường và các yếu tố cạnh tranh khác

+ Đảm bảo tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả trong môi trường luôn thay đổi và sử dụng hợp lý nguồn lao động và chi phí hạn chế sự chồng chéo, lãng phí.

+ Hoạch định giúp doanh nghiệp trong việc kết nối giữa các thành viên của doanh nghiệp tạo nên sự phối hợp hoạt động có hiệu quả.

+ Hoạch định giúp quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động được nhanh và thuận tiện hơn.

Những ưu điểm và những hạn chế của hoạch định 

– Ưu điểm:

+ Hoạch định giúp các nhà lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp phát hiện thêm nhiều cơ hội mới, lường trước được và biện pháp giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Nhờ hoạch định mà vạch ra những công việc, hành động để phát triển, nâng cao chất lượng làm việc, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bình thường khi có những tác động từ môi trường thay đổi.

+ Hoạch định là nền tảng để các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp hoạt động tốt hơn, nâng cao hiệu quả làm việc. Hoạch định chỉ rõ trách nhiệm của từng người trong công việc từ đó đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người để đạt được hiệu quả công việc.

+ Hoạch định là một sự chuẩn bị tốt cho tương lai của doanh nghiệp trước tình hình kinh tế, xã hội thay đổi. Trong hoạch định đã cân nhắc trước các vấn đề cơ hội và rủi ro có thể xảy ra trong tương lại từ đó chuẩn bị các bộ máy vận hành để vượt qua những trở ngại và hoạt động có hiệu quả.

+ Hoạch định giúp kích thích sự hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp. Hoạch định chỉ ra mỗi thành viên trong công ty phải làm gì và trách nhiệm của mỗi người nên mỗi nhân viên cần nỗ lực hơn trong việc thực hiện kế hoạch.

– Hạn chế:

+ Hoạch định làm cho công việc phải thực hiện đúng kế hoạch đề ra dẫn đến gò bó, thiếu linh hoạt động xử lý công việc, làm giảm sự sáng tạo của người thực hiện công việc.

+ Trong hoạch định việc lường trước các rủi ro có thể xảy ra không có hiệu quả cũng như không chỉ rõ được các bất cấp trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên.

+ Kết quả hoạch định đôi khi không phản ánh đúng khả năng của doanh nghiệp và đôi khi còn hạn chế sự phát triển tốt hơn hoạch định như số lượng sản phẩm có thể tăng đột biến cao hơn hoạch định khi thực tế thuận lợi để phát triển.

+ Người làm hoạch định thường luôn xây dựng để bảo vệ hoạch định của mình mà không chấp nhận các sự góp ý, bất cập của hoạch định hay những hoạch định dài hạn thì thường không còn phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

Quy trình hoạch định doanh nghiệp

Bước 1: Xây dựng kế hoạch và đề ra các mục tiêu

– Trong bước này, doanh nghiệp cần xác định được lĩnh vực định thực hiện và kết quả cần đạt được là gì?

Bước 2: Phân tích thị trường

– Doanh nghiệp phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của công ty bao gồm cả các yếu tố từ môi trường, đối tác, đối thủ cạnh tranh và cả yếu tố nhân sự hoạt động trong công ty. Vì khi hoạch định cần phải xác định được các cơ hội và bất lợi đe dọa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng và thiết kế chiến lược

– Dựa vào sự phân tích của bước trên doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một chiến lược phù hợp nhất và thiết kế quá trình thực hiện nó theo từng bước.

Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch

– Kế hoạch cho các chiến lược phải được chuẩn bị cẩn thận gồm: mục tiêu, phương thức thực hiện, các thực hiện chiến lược,….

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện

– Đây là bước quan trọng để nhà quản lý giám sát việc thực hiện hoạch định để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 6: Tiếp tục việc hoạch định

– Hoạch định là một quá trình dài và nối tiếp nhau nên dựa vào kết quả đánh giá doanh nghiệp thường xuyên đưa ra các định hướng cho sự phát triển mới của công ty trong tương lai.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến hoạch định là gì? Vai trò của hoạch định là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

5/5 - (5 bình chọn)