Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?
  • Thứ hai, 28/11/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1767 Lượt xem

Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?

Hiệu trưởng có quyền xét duyệt cho giáo viên nghỉ phép, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về chế độ nghỉ phép.

Căn cứ các Điều lệ trường ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hiệu trưởng trường là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Vậy quyền hạn của hiệu trưởng là gì? Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ không? Nếu có Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin.

Quyền hạn của hiệu trưởng là gì?

Hiệu trưởng là người đứng đầu trường học, để mọi hoạt động, tổ chức của trường được diễn ra theo khuôn khổ thì vai trò quản lý của hiệu trưởng rất quan trọng.

– Hiệu trưởng Trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

+ Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen th­ưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

+ Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trư­ờng;

+ Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr­ường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

+ Dự các lớp bồi d­ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hư­ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

+ Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

+ Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

– Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

+ Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

+ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

+ Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

+ Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

+ Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

+ Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ không?

Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng được pháp luật quy định mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, chúng ta có thể khẳng định hiệu trưởng có quyền quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách với giáo viên bao gồm cả chế độ nghỉ.

Vì vậy Hiệu trưởng có thẩm quyền xét duyệt cho giáo viên nghỉ. Vậy Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày? Theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để có câu trả lời.

Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?

Căn cứ các Điều lệ trường ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hiệu trưởng trường là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Cụ thể, hiệu trưởng phải thực hiện một số nhiệm vụ đối với giáo viên như:

– Tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên;

– Phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật…

Trong đó, việc quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách với giáo viên bao gồm cả chế độ nghỉ phép. Vì vậy, hiệu trưởng có quyền xét duyệt cho giáo viên nghỉ phép, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về chế độ nghỉ phép.

Đối với các trường hợp không có quy định về số ngày nghỉ phép tối đa, hiệu trưởng có thể quyết định số ngày nghỉ phép của giáo viên dựa trên lý do nghỉ và điều kiện, tình hình của nhà trường.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên được quy định thế nào?

Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Trong đó, theo Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 quy định, các ngày nghỉ lễ, tết bao gồm: Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 01/5; Quốc khánh 02/9; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, giáo viên cũng được nghỉ các ngày lễ, tết tương tự như đối với cán bộ, công chức, người lao động khác. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên còn có thêm nghỉ học kỳ và 02 tháng nghỉ hè (bao gồm cả ngày nghỉ hằng năm).

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày? Khách hàng theo dõi bài viết, có các vướng mắc khác liên quan vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi