• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Giáo dục/Học tập |
  • 8645 Lượt xem

Hàm ý là gì?

Hàm ý là phần thông báo trong câu tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

Đôi khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những ý tưởng phức tạp và ý nghĩa sâu sắc hơn. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là thông qua hàm ý, một phương tiện văn học đề cập đến việc lựa chọn một từ hoặc cụm từ cho ý nghĩa gợi ý của nó thay vì nghĩa đen. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hàm ý là gì và cách để nhận biết hàm ý trong câu.

Chính vì vậy, bài viết dưới đây nhằm cung cấp đến bạn đọc các thông tin cần thiết liên quan đến hàm ý là gì?

Hàm ý là gì?

Hàm ý là phần thông báo trong câu tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (Nghĩa hàm ý còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ẩn).

Hàm ý là gì? Trong từ điển tiếng Việt giải thích như sau:

1/ Chứa đựng một ý nào đó ngầm ở bên trong

Ví dụ: câu nói hàm ý trêu chọc

lời khen hàm ý xỏ xiên

2/ Ý được chứa đựng ở bên trong, không diễn đạt ra trực tiếp

Ví dụ:

– Câu nói chứa nhiều hàm ý.

– Một cái nhìn đầy hàm ý.

Hiểu đơn giản, hàm ý là việc sử dụng một từ hoặc một cụm từ để gợi ý một ý nghĩa khác với nghĩa đen của nó. Ví dụ:“Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Nghĩa tường minh: để lâu rồi cái kim cũng phải lòi ra. Hàm ý: thời gian sẽ chứng minh bản chất thật của con người.

Hàm ý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí.

Cách nói hàm ý sẽ đem đến một số tác dụng như :

– Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường.

– Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.

– Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.

– Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.

Các loại hàm ý trong văn học

Các nhà văn thường sử dụng hàm ý để tạo ra các liên tưởng cảm xúc có thể tích cực, tiêu cực hoặc trung lập.

– Hàm ý tích cực

Những từ gợi ra một phản ứng tình cảm thuận lợi, với ý nghĩa tích cực. Ví dụ: mô tả một người nào đó đầy tham vọng là “người nhanh nhẹn” hoặc một người sôi nổi và tò mò là “trẻ trung”.

– Hàm ý tiêu cực

Khi một ý nghĩa tiêu cực được tạo ra, nó sẽ trình bày người hoặc vật dưới cái nhìn không thuận lợi. Sử dụng các ví dụ trên, người có tham vọng tương tự có thể được mô tả là “người quá khích”, trong khi người tò mò có thể bị coi là “trẻ con”.

– Hàm ý trung lập

Đây là khi một từ nói lên ý nghĩa của nó với một quan điểm trung lập và không có hàm ý tích cực hay tiêu cực kèm theo. Ví dụ: Câu nói “ Anh ấy có tham vọng”gợi ý một người làm việc chăm chỉ và nỗ lực để đạt được, không phán xét tham vọng là điều tốt hay điều xấu.

Hàm ý trong tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh hàm ý là connotation.

Cách đọc: UK  / Kɒn.əteɪ.ʃ ə n /

US  / Kɑ.nəteɪ.ʃ ə n /

Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa hàm ý như sau:

1/ A feeling or idea that is suggested by a particular word although it need not be a part of the word’s meaning, or something suggested by an object or situation (một cảm giác hoặc ý tưởng được gợi ý bởi một từ cụ thể mặc dù nó không cần phải là một phần ý nghĩa của từ đó hoặc một cái gì đó được gợi ý bởi một đối tượng hoặc tình huống)

Ví dụ: The word “lady” has connotations of refinement and excessive femininity that some women find offensive. (Từ “lady” có hàm ý về sự trau chuốt và nữ tính quá mức mà một số phụ nữ cảm thấy phản cảm).

2/ A feeling or idea that is suggested by a word in addition to its basic meaning, or something suggested by an object or situation (một cảm giác hoặc ý tưởng được gợi ý bởi một từ ngoài ý nghĩa cơ bản của nó hoặc điều gì đó được gợi ý bởi một đối tượng hoặc tình huống).

Ví dụ: “Resolute” means stubborn, but with a more positive connotation. (“Kiên quyết” có nghĩa là cứng đầu, nhưng với hàm ý tích cực hơn).

Một số ví dụ về hàm ý

1/ Một anh khóa vào hàng cô Phương chọn bút. Cô đưa loại bút nào anh khóa cũng lắc đầu, chê xấu. Anh chàng hỏi mua bằng được thứ bút Tảo Thiên Quân. Thấy thầy khoá ăn mặc đồ vải xuềnh xoàng, cô Phương ra giọng bỉ thử: “ Có Tảo Thiên Quân lông trắng nhưng mà những hai quan một chiếc.”[Nguyễn Tuân]

Trong ví dụ này, cô Phương cố ý dùng từ những (nhấn mạnh số lượng nhiều) để biểu thị hàm ý coi thường anh khóa ăn mặc xuềnh xoàng: “Có đủ tiền mua không mà hỏi?”.

2/ Bường đứng đầu một nhóm thợ xẻ gỗ. Nhóm thợ phải làm việc trong rừng sâu nhưng không nhận được sự quan tâm chu đáo của chủ. Bường quyết định bán đi một nửa số gỗ mà họ xẻ được. Nhờ sự dẫn mối của Trần Quang Hạnh mà công việc của Bường diễn ra trót lọt. Bường trả công cho anh ta và bảo:“Bác Hạnh ạ! Bác phải đổi tên là Trần Đức Hạnh” [Nguyễn Huy Thiệp]

Câu nói: “ Bác Hạnh ạ! Bác phải đổi tên là Trần Đức Hạnh” là câu nói có hàm ý khen. Bường không chỉ đạt được mục đích cảm ơn mà còn khiến Hạnh cảm nhận được sự đánh giá cao của Bường đối với mình.

3/ Trong tác phẩm Tắt đèn, chị Dậu mang con và chó đến bán cho nhà Nghị Quế giữa lúc ông bà Nghị đang dùng bữa. Đây là hình ảnh ông Nghị dưới ngòi bút của nhà văn: Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát canh trợn mắt húp một cái đến “soạt”. Rồi ông vừa nhai, vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm…” […] Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà…”. [Ngô Tất Tố]

Đặt trong mối quan hệ với văn hóa của người Việt, các tín hiệu thẩm mĩ về hành động của Nghị Quế mang hàm ý biểu thị nếp sống thô lỗ, ngược với chuẩn mực văn hóa và với những điều người ta hình dung về một ông dân biểu.

4/ Sau khi kí Tạm ước 14/9/1946 với Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước bằng đường biển trên chiến hạm Dumont d’Urville. Ngày 18/10, chiến hạm tiến vào vịnh Cam Ranh.Một chiếc tàu nhỏ ra đón Chủ tịch lên chiếc thiết giáp hạm Suffren để hội kiến với đô đốc hải quân D’Argenlieu và tướngtư lệnh lục quân Morlière. Trong buổi chiêu đãi, viên đô đốc bố trí Bác ngồi giữa ông ta và Morlière rồi đắc ý bóng gió: “ Thưa Chủ tịch, Ngài đang bị đóng khung (encadre) giữa Lục quân và Hải quân đó”. Bác Hồ thản nhiên cười: “Nhưng thưa đô đốc, chính bức họa (tableau) mới làm cho khung tranh có chút giá trị” [Đỗ Hoàng Linh]

Trong ví dụ trên, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và bối cảnh quan hệ Việt – Pháp năm 1946 đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh giải mã phát ngôn hàm ý của D’Argenlieu: Nước Ngài đã bị bao vây bởi lực lượng quân đội hùng mạnh của Pháp.” Nhưng Chủ tịch đã tận dụng ngay biểu tượng “bức họa” và “khung” tranh trong câu ví von bóng bẩy của D’Argenlieuđể thể hiện hàm ý mạnh mẽ của mình: “Dẫu hùng mạnh đến mấy, quân đội của các ông cũng chỉ góp phần tôn thêm giá trị của dân tộc chúng tôi mà thôi.” Chính hàm ý này đã khiến cho “tất cả tướng tá trong quân đội Pháp choáng váng, từ lúc ấy cho đến cuối buổi tiệc không ai dám nói bóng gió gì nữa”.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Hàm ý là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đặc điểm của bào tử là là gì?

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành các tế bào khác nhau của cơ thể, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh, và nhiều tế bào...

Thực vật được chia thành các ngành nào?

Thực vật được chia thành các ngành Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, đặc điểm chung của giới Thực vật là sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể đã phân hoá thành nhiều mô và cơ quan khác nhau, tế bào thực vật có thành chứa xenlulôzơ và chứa nhiều lục...

Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lực?

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định....

Lập dàn ý Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em ngắn gọn

Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Lập dàn ý Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em ngắn gọn để các bạn học sinh tham khảo trong quá trình viết...

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Cuộc khung hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng hóa với số lượng vô cùng lớn để đem lại lợi nhuận khổng lồ, từ đó phát sinh ra vấn đề là cung vượt quá cầu, người dân không tiêu thụ hết dẫn đến tình trạng hàng hóa bị tồn đọng nặng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi