Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ hè có bị thu lại thẻ bảo hiểm y tế không?
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1315 Lượt xem

Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ hè có bị thu lại thẻ bảo hiểm y tế không?

Tôi là giáo viên dạy hợp đồng , khi kết thúc năm học vừa qua, Ban giám hiệu Nhà trường có yêu cầu tất cả những giáo viên dạy hợp đồng như tôi phải giao nộp lại thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ hè. Vậy việc tạm giữ đó có đúng hay không?

Câu hỏi:

Tôi là giáo viên dạy hợp đồng cho một trường THCS ở Hà Nam bắt đầu từ năm học 2015-2016, tháng 6 vừa qua, khi kết thúc năm học thì Ban giám hiệu có yêu cầu những giáo viên dạy hợp đồng như tôi giao nộp lại thẻ bảo hiểm y tế trong những tháng nghỉ hè và sẽ trả lại khi bắt đầu năm học mới. Tôi thấy vô lý nên đã yêu cầu Ban giám hiệu giải thích nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Vậy, xin luật sư cho biết việc Ban giám hiệu làm vậy có đúng hay không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, luật sư của Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ hè có bị thu lại thẻ bảo hiểm y tế không?

Để đánh giá về việc Ban giám hiệu trường THCS nơi bạn đang làm việc  thu thẻ bảo hiểm y tế của của những giáo viên dạy hợp đồng có đúng pháp luật hay không cần xét đến hai yếu tố: lý do tạm giữ và thẩm quyền tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế.

Thứ nhất, về lý do thu thẻ. Theo thông tin bạn cung cấp thì việc thu thẻ được tiến hành trong thời gian nghỉ hè, nếu Ban giám hiệu căn cứ vào lý do đây là thời gian nghỉ làm việc hàng năm để thu thẻ bảo hiểm y tế của người lao động là một việc làm thiếu căn cứ bởi theo khoản 1 Điều 20 Luật bảo hiểm y tế 2008khoản 10 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 thì  căn cứ để tiến hành thu hồi, tạm giữ thẻ  bảo hiểm y tế bao gồm:

“1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;

b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.

2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, hoàn toàn có thể thấy rằng các giáo viên dạy hợp đồng không rơi vào trường hợp cho người khác mượn thẻ bảo hiểm của mình để đi khám bệnh, chữa bệnh dẫn đến có thể bị tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế.

Thứ hai, về thẩm quyền tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Luật bảo hiểm xã hội 2008 quy định:

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ là căn cứ để người tham gia bảo hiểm được hưởng các quyền lợi, chế độ về bảo hiểm y tế. Việc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế là yêu cầu bắt buộc nếu muốn được khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế nên việc thu hồi hay tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ. Vậy nên, căn cứ vào các trường hợp bị tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan có thẩm quyền tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế chỉ có cơ sở khám, chữa bệnh nơi phát hiện sai phạm trong việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mà thôi.

Ban giám hiệu trường THCS nơi bạn đang công tác hoàn toàn không có thẩm quyền tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của bạn cũng như thẻ của các giáo viên dạy hợp đồng khác. Với tư cách là người sử dụng lao động, theo quy định tại điều 38 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 thì Nhà trường chỉ có quyền:

1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.

2. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

Để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại điều 44 Luật bảo hiểm xã hội 2008 thì bạn có thể làm đơn đến Công đoàn tại nơi bạn làm việc để có được sự trợ giúp.

Điều 44. Quyền của tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động

1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến chế độ bảo hiểm y tế của người lao động.

2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.”

Như vậy, việc Ban giám hiệu nhà trường tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của bạn trong thời gian nghỉ hè của năm học là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bạn cũng như những người lao động khác.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là...

Ví dụ cách tính lương hưu

Mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng...

Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?

Chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Vậy Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội...

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật không? sẽ được Công ty Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết...

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Điều kiện để xem xét giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do vậy trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi