Giáo trình luật tố tụng dân sự
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội. Mời Quý độc giả tham khảo bài viết:
Giới thiệu Giáo trình luật tố tụng dân sự
Luật tố tụng dân sự là ngành luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, môn học luật tố tụng dân sự Việt Nam được xác định là một môn học chuyên ngành cơ bản. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu luật tố tụng dân sự của cán bộ, giảng viên, học viên và các đối tượng khác Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạn giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Nội dung giáo trình gồm có hai phần: Phần những vấn đề chung về môn luật tố tụng dân sự và phân thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự. Trong đó, tập thể tác giả đã cố gắng trình bày, lý giải những vấn đề lý luận cơ bản về luật tố tụng dân sự kết hợp với việc giới thiệu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Giáo trình này đã được các nhà khoa học như GS.TS. Lê Minh Tâm, PGS.TS. Đinh Văn Thành, TS. Đinh Trung Tụng và PGS.TS. Phan Hữu Thư đọc và cho ý kiến. Tuy vậy, do được biên soạn và sửa đổi trong điều kiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đang được hoàn thiện, nhiều vấn đề về thủ tục vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ và chờ sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Thông tin tập thể tác giả Giáo trình luật tố tụng dân sự
– Chủ biên: TS. Nguyễn Công Bình
– Tập thể tác giả:
1. TS. Nguyễn Công Bình | Cương I, III, IV, V, VI, X |
2. TS. Nguyễn Triều Dương | Chương XIV |
3. TS. Lê Thu Hà | Chương VIII |
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà | Chương IX |
5. PGS.TS. Bùi Thị Huyền | Chương XI |
6. TS. Trần Phương Thảo | Chương XII |
7. TS. Hoàng Ngọc Thỉnh | Chương VII |
8. PGS.TS. Trần Anh Tuấn | Chương II |
9. PGS.TS. Bùi Thị Huyền & PGS.TS. Trần Anh Tuấn | Chương XIII |
Mục lục Giáo trình luật tố tụng dân sự
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về Luật Tố tụng dân sự
Chương I. Khái niệm và nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Nhiệm vụ và nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Khoa học luật tố tụng dân sự và hệ thống môn học
- Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
- Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Chương II. Thẩm quyền của tòa án nhân dân
- Khái niệm thẩm quyền dân sự và ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của tòa án
- Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc
- Việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án
- Chuyển vụ việc dân sự cho toàn khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, nhập và tách vụ án dân sự
Chương III. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự
- Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
- Người tiến hành tố tụng dân sự
- Người tham gia tố tụng dân sự
Chương IV. Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự
- Chứng minh trong tố tụng dân sự
- Chứng cứ trong tố tụng dân sự
Chương V. Biện pháp khẩn cấp tạm thời; cấp, Tuấn Đạt, thông báo văn bản tố tụng; Thời hạn thủ tục, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng
- Thời hạn tố tụng dân sự, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu
Chương VI. Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
- Án phí và lệ phí
- Chi phí tố tụng
Phần thứ hai: Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự
Chương VII. Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm
- Khởi kiện vụ án dân sự
- Thụ lý vụ án dân sự và trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
- Chuẩn bị xét xử, hòa giải, tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
- Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Chương VIII. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm
- Khái niệm và ý nghĩa của phúc thẩm dân sự
- Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
- Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Thủ tục phúc thẩm quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm
Chương IX. Thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự
- Khái niệm, ý nghĩa và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm
Chương X. Thủ tục xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giám đốc thẩm dân sự
- Thủ tục tái thẩm dân sự
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Chương XI. Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Những quy định chung phải giải quyết việc dân sự
- Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết
- Thủ tục giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình
- Thủ tục yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
- Thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại
- Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án
- Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển
Chương XII. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Những quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
- Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
- Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Thủ tục phúc thẩm quyết định xét đơn yêu cầu công nhận, không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài
Đánh giá Giáo trình luật tố tụng dân sự
Trong cuốn sách, các tác giả đã trình bày những vấn đề chung của môn học Luật Tố tụng dân sự, gồm: khái niệm, nguyên tắc; thẩm quyền của Tòa án nhân dân; các cơ quan tiến hành, người tiến hành và người tham gia tố tụng; chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự… Phân tích cụ thể về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự; Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm; thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự; thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp… thuận tiện cho bạn đọc nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề pháp lý cơ bản nhất trong tố tụng dân sự.
Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết, phục vụ hoạt động học tập và giảng dạy hiệu quả Bộ môn Luật Tố tụng dân sự Việt Nam. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật Luật Tố tụng dân sự Việt Nam để trang bị cho mình những kiến thức pháp lý căn bản nhất áp dụng trên thực tế.
Giáo trình luật tố tụng dân sự mua ở đâu?
Để mua sách Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội, Quý vị có thể tới mua tại nhà sách Trường Đại học Luật Hà Nội, mua tại các nhà sách của trường đào tạo chuyên về Luật hoặc nhà sách lớn, gần trường đào tạo chuyên về luật như Học viện tư pháp, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, với sự phát triển của thương mại điện tử, bạn đọc có thể mua sách trên các website trực tiếp của các nhà sách hay mua tại các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee.
Tuy nhiên, cần lưu ý, luật tố tụng dân sự không chỉ được giảng dạy ở Trường đại học Luật Hà Nội mà còn nhiều trường khác nên các thầy cô dạy bộ môn trong trường có thể lên giáo trình khác. Quý vị cần lưu ý để mua đúng bản cần học tập, nghiên cứu, đúng đơn vị phân phối chính hãng để ủng hộ tác giả, đảm bảo nội dung sách nguyên bản, chính xác.
Giáo trình luật tố tụng dân sự bao nhiêu tiền?
Hiện nay, Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội được bán với giá khoảng 76.000 đồng/ cuốn.
Danh sách Giáo trình luật tố tụng dân sự của một số trường khác
– Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ biên Bùi Thị Thanh Hằng;
– Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam;
– Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật, Đại học Huế, NXB Đại học Huế, Đồng chủ biên: Đoàn Đức Lương và Nguyễn Sơn Hải.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm