Trang chủ Chưa được phân loại Giáo trình Luật Tài Chính
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Giáo dục/Học tập |
  • 3063 Lượt xem

Giáo trình Luật Tài Chính

Luật tài chính được thiết kế là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật của các ngành về Luật, Kinh tế, Tài chính- ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán…

Lời giới thiệu về giáo trình Luật Tài Chính

Luật Tài chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là bộ phận pháp luật rất quan trọng, điều chỉnh các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực tài chính. Trong những điều kiện của Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay và trong những điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự đa dạng và sôi động ngày càng gia tăng của các quan hệ phân phối và luân chuyển các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế, vai trò của Luật Tài chính càng trở nên thiết thực hơn.

Hệ thống pháp luật nói chung, Luật Tài chính nói riêng là kết quả của sự tác động chủ quan của nhà nước trên cơ sở các quy luật khách quan lên các quan hệ xã hội. Do đó, Luật Tài chính không phải là một khái niệm tĩnh mà luôn ở trạng thái động. Từ đó, lý luận về Luật Tài chính cũng cần phải được đổi mới phù hợp với yêu cầu và thực tiễn điều chỉnh. Khoa học Luật Tài chính có nhiệm vụ phải hệ thống hóa, phân tích và đánh giá sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật tài chính, khái quát hóa về mặt lý luận sự điểu chỉnh pháp luật đó.

Giáo trình Luật Tài chính được biên soạn nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận về Ngành luật Tài chính và nội dung điều chỉnh pháp lý của bộ phận pháp luật này, phục vụ công tác giảng dạy và học tập của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giáo trình được biên soạn và ra mắt bạn đọc trong những điều kiện biến đổi và phát triển không ngừng của các quan hệ kinh tế củng như của nội dung pháp luật thực định; trong những điều kiện có nhiều quan điểm, nhận thức mới về lý luận pháp luật như khái niệm Hệ thống pháp luật; Luật công; Luật tư; Luật Tài chính; Luật Tài chính công… Và do vậy, mặc dù các tác giả đã cố gắng cập nhật những vấn đề mới về lý luận cũng như nội dung pháp luật thực định nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội chân thành cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của các tác giả, cảm ơn ý kiến đóng góp của các phản biện và mong nhận được những góp ý của các nhà khoa học và bạn đọc đẻ lần tái bản sau của Giáo trình dược hoàn thiện hơn.

Thông tin tập thể tác giả của giáo trình Luật tài chính

– Chủ biên TS. Đinh Dũng Sỹ

– TS. Đinh Dũng Sỹ: Viết chương 1, 2, 3

– ThS. Trương Kim Dung: Viết chương 4

– TS. Lê Thị Thu Thủy: Viết chương 5

– TS. Võ Đình Toàn: Viết chương 6

– TS. Vũ Bằng: Viết chương 7

Khi biên soạn giáo trình Luật tài chính thì giáo trình đã nhận được ý kiến đóng góp cũng như nhận xét từ:

– TS. Trần Đình Hảo thuộc Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật

– TS. Nguyễn Am Hiểu thuộc Vụ pháp luật kinh tế- dân sự, Bộ tư pháp

Mục lục giáo trình Luật tài chính

– Lời nói đầu: Trang 07

– Chương I – Luật Tài chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Trang 09

+ Khái niệm tài chính và hoạt động tài chính

+ Khái niệm Luật tài chính trong hệ thống pháp luật Việt nam

+ Quy phạm pháp luật tài chính

+ Quan hệ pháp luật tài chính

– Chương II – Ngân sách nhà nước và Luật Ngân sách: Trang 55

+ Khái niệm và vai trò của Ngân sách Nhà nước

+ Khái niệm Luật ngân sách

+ Chế độ pháp lý về tổ chức hệ thống ngân sách

+ Chế độ pháp lý về phân cấp ngân sách

+ Chế độ pháp lý quy trình ngân sách

– Chương III – Điều chỉnh pháp lý hoạt động thu ngân sách nhà nước và các khoản thu ngân sách nhà nước: Trang 94

+ Mục 1: Khái niệm thu ngân sách nhà nước và các khoản thu ngân sách nhà nước

+ Mục 2: Pháp luật thuế

+ Mục 3: Pháp luật phí và lệ phí

– Chương IV – Điều chỉnh pháp lý hoạt động chi ngân sách nhà nước và các khoản chi ngân sách nhà nước: Trang 213

+ Những vấn đề chung về chi ngân sách nhà nước

+ Khái niệm pháp luật chi ngân sách nhà nước

+ Nội dung chế độ pháp lý các khoản chi ngân sách nhà nước

Chương V – Pháp luật về tài chính doanh nghiệp: Trang 244

+ Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và pháp luật về tài chính doanh nghiệp

+ Nội dung pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động tài chính của Doanh nghiệp

Chương VI – Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm: Trang 300

+ Khái niệm chung về kin doanh bảo hiểm

+  Khái niệm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm

+ Các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm

+ Hợp đồng bảo hiểm

Chương VII – Điều chỉnh pháp lý thị trường tài chính: Trang 339

+ Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tài chính

+ Điều chỉnh pháp lý thị trường tài chính

Đánh giá giáo trình Luật tài chính

Luật tài chính được thiết kế là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật của các ngành về Luật, Kinh tế, Tài chính- ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán… Phần lớn sinh viên bắt buộc phải theo học môn học này tại các trường như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật- Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Khoa Luật- Đại học Huế, Học viện ngân hàng, Học viện tài chính…

Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính công và pháp luật về tài chính công như NSNN và pháp luật về NSNN, thuế và pháp luật về thuế… Việc nghiên cứu, giảng dạy môn học này nhằm giúp người học tiếp cận và nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến chính sách công cũng như mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống chính sách công của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Giáo trình Luật tài chính của Đại học quốc gia Hà Nội của tập thể giáo viên Khoa Luật được đánh giá là một giáo trình hay, có nhiều kiến thức bổ trợ cho sinh viên khi tham gia học tập cũng như nghiên cứu. Bên cạnh đó giáo trình còn bám sát vào kiến thức thực tế cũng như bám sát vào các văn bản pháp luật để phân tích, ví dụ minh họa để người theo dõi giáo trình có thể lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Bên cạnh đó nếu như các em học sinh, sinh viên muốn có thêm nhiều tư liệu phong phú, mở rộng hơn cũng như nhiều cách phân tích, ví dụ minh họa khác nhau thì bên cạnh việc nghiên cứu giáo trình Luật tài chính của Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội thì học sinh, sinh viên có thể tham khảo thêm một số sách, giáo trình của các giáo viên trường khác biên soạn như:

+ Giáo trình Luật tài chính của trường Đại học Luật Hà Nội

+ Giáo trình Luật tài chính và Luật ngân hàng của Viện Đại học mở Hà Nội

+ Giáo trình Luật tài chính của trường Đại Học Huế

+ Giáo trình Luật tài chính của trường Đại học Cần Thơ

+ Hướng Dẫn Môn Học Luật Tài Chính do Tác giả:TS. Phùng Thị Cẩm Châu biên soạn

+ Tìm hiểu về Luật tài chính của Tác giả: Ts Võ Đình Toàn

Mua giáo trình Luật tài chính ở đâu?

Việc tìm mua giáo trình liên quan đến Luật tài chính không khó. Với những em sinh viên khi đến kì phải học môn này hoặc các em muốn nghiên cứu để làm các bài tập lớn nhỏ có liên quan đến tài chính thì các em có thể tận dụng thẻ thư viện của nhà trường để mượn sách của thư viện.

Thông thường trường Đại học nào cũng tạo điều kiện cho các sinh viên làm thẻ thư viện và sử dụng thư viện cho việc học tập trau dồi tri thức. Nên việc sử dụng thẻ thư viện để mượn giáo trình phục vụ cho việc học tập vừa giúp các em có sách chính thống để học đồng thời sẽ giúp các em tiết kiệm thêm một khoản chi phí không nhỏ cho việc mua giáo trình.

Tuy nhiên các em sinh viên lưu ý, vì là sách mượn của thư viện nên các em chú ý trong cách bảo quản cũng như sử dụng, hạn chế và tránh các trường hợp làm hư hỏng hoặc mất sách dẫn đến việc phải bồi trường lại sách cho thư viện.

Hoặc nếu như các em không muốn sử dụng việc mượn giáo trình của thư viện nhà trường các em có thể đăng ký với lớp từ đầu năm học để nhà trường lên danh sách làm việc với nhà xuất bản về số lượng.

Ngoài ra các em học sinh hay Khách hàng khi có nhu cầu sử dụng có thể đến các nhà sách lớn để mua. Chúng tôi kiểm tra hiện nay các nhà sách lớn tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… gần như nhà sách nào cũng có bán giáo trình nên mọi người có thể đến tận nơi để chọn lựa cũng như tham khảo qua về nội dung từ đó lựa chọn giáo trình phù hợp nhất với mình.

Thêm vào đó nếu như Khách hàng ngại đến trực tiếp thì có thể mua sách, giáo trình Luật tài chính qua các ứng dụng trên các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shoppe, Ladaza, Sendo…

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Lợi ích của việc xem trước khi in?

Lợi ích của việc xem trước khi in là cho phép kiểm ta trước những gì sẽ được in ra, việc trình bày có hợp lí không và nếu in nhiều trang thì nội dung in trên từng trang có đúng như mong muốn...

Tác dụng của dấu ngoặc kép?

Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai...

Dẫn chứng nghị luận xã hội mới nhất 2024

Dẫn chứng là chứng cớ làm chỗ dựa vững chắc cho lập luận tăng thêm sức chính xác, thuyết phục cho luận cứ, luận điểm trong bài văn nghị luận, đây là cách gọi đầy đủ của dẫn chứng và sự phân tích, bình luận dẫn chứng trong bài văn nghị...

Đặc điểm của người tinh khôn là gì?

So sánh người tối cổ và người tinh khôn thì thời kì này người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá để làm nó trở nên sắc nhọn, dùng làm rìu, dao hay làm nạo. Họ còn ấy xương cá, cành cây để đem mài hoặc đẽo nhọn để dùng làm...

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài phủ xanh đồi trọc

Việc lập dàn ý trước khi Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài phủ xanh đồi trọc giúp cho đoạn văn có nội dung toàn diện, phong phú hơn, bám sát được đề bài, tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai không cân xứng, tránh được tình trạng lạc đề, lặp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi