Luật Hoàng Phi Tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 1579 Lượt xem

Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Giáo trình Luật Hiến pháp – Trường Đại học Luật Hà Nội. Mời Quý độc giả tham khảo:

Giới thiệu về Giáo trình Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, địa vị pháp lý của con người và công dân và đặc biệt là tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngành Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo của hệ thống pháp luật. Trong khoa học pháp lý, Luật Hiến pháp là bộ môn khoa học quan trọng. Kiến thức về Luật Hiến pháp là nền tảng để nghiên cứu nhiều bộ môn khoa học pháp lý khác.

Để phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn học Luật Hiến pháp trong chương trình đào tạo cử nhân luật, năm 1991 Trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (khi đó gọi là Giáo trình luật nhà nước Việt Nam). Các lần tái bản Giáo trình Luật Hiến pháp đã phản ánh những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực Luật Hiến pháp qua các thời kỳ.

Với sự cố gắng của tập thể giảng viên trong và ngoài Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam biên soạn lần này giới thiệu, trao đổi và truyền đạt kiến thức về những nội dung, tư tưởng cơ bản, quan trọng của Luật Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là những nội dung thể hiện qua Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trường Đại học Luật Hà Nội trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thông tin tập thể tác giả Giáo trình Luật hiến pháp

– Chủ biên:

GS.TS. Thái Vĩnh Thắng

PGS.TS. Tô Văn Hòa

– Tập thể tác giả:

GS.TS. Thái Vĩnh Thắng

GS.TS. Lê Minh Tâm

PGS.TS. Tô Văn Hòa

TS. Phạm Quý Tỵ

TS. Lê Hữu Thế

Ths. Nguyễn Thị Phương

Ths. Nguyễn Văn Thái

Ths. Phạm Thị Tình

GVC. Lưu Trung Thành

GV. Phạm Đức Bảo

Chương II, III, V, VI, VII, VIII

Chương IV

Chương I, IX, X, XIV, XVI, XVII, XI

Chương XII

Chương V

Chương XV

Chương XIV

Chương XIII

Chương VIII

Chương XI

Mục lục Giáo trình Luật hiến pháp

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về Luật Hiến pháp

1.       Khái quát ngành luật Hiến pháp

2.       Ngành khoa học luật Hiến pháp

3.       Môn học luật Hiến pháp

Chương 2: Những vấn đề cơ bản về Hiến pháp

1.       Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của Hiến pháp

2.       Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp

3.       Các chức năng của Hiến pháp

4.       Cấu trúc Hiến pháp

5.       Phân loại Hiến pháp

6.       Quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp

7.       Các mô hình cơ quan bảo hiến

Chương 3: Sự ra đời và phát triển của nền lập hiến Việt Nam

1.       Tư tưởng lập hiến trước cách mạng tháng Tám năm 1945

2.       Hiến pháp năm 1946

3.       Hiến pháp năm 1959

4.       Hiến pháp năm 1980

5.       Hiến pháp năm 1992

6.       Hiến pháp năm 2013

Chương 4: Chế độ chính trị

1.       Khái niệm chế độ chính trị

2.       Chính thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.       Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4.       Hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5.       Chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương 5: Quốc tịch Việt Nam

1.       Khái niệm quốc tịch

2.       Một số vấn đề cơ bản trong nội dung pháp luật về quốc tịch trên thế giới

3.       Những vấn đề cơ bản trong pháp luật quốc tịch Việt Nam

Chương 6: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1.       Khái niệm, phân loại, các đặc trưng của quyền con người

2.       Khái niệm, phân loại các đặc trưng của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

3.       Những nguyên tắc Hiến pháp của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

4.       Quyền con người theo Hiến pháp năm 2013

5.       Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013

6.       Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1989, 1992, 2013

Chương 7: Chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1.       Chính sách kinh tế

2.       Chính sách xã hội

3.       Chính sách văn hóa

4.       Chính sách giáo dục

5.       Chính sách khoa học và công nghệ

6.       Chính sách môi trường

Chương 8: Chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia

1.       Chính sách quốc phòng theo Hiến pháp năm 2013

2.       Chính sách an ninh quốc gia theo Hiến pháp năm 2013

3.       Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ tổ quốc

Chương 9: Chế độ bầu cử

1.       Khái niệm và tầm quan trọng của bầu cử

2.       Khái niệm, nội dung và vai trò của chế độ bầu cử

3.       Khái quát đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của chế định bầu cử ở Việt Nam

4.       Phương thức bầu cử ở Việt Nam và trên thế giới

5.       Các nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam

6.       Các công đoạn chính của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam

7.       Bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung

Chương 10: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.       Khái niệm và cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.       Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến pháp

3.       Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương 11: Quốc hội

1.       Khái quát về sự ra đời và phát triển của quốc hội nước ta

2.       Vị trí, tính chất và chức năng của Quốc Hội

3.       Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc Hội

4.       Cơ cấu tổ chức của Quốc Hội

5.       Các cơ quan giúp việc của Quốc Hội

6.       Kỳ họp Quốc hội

7.       Đại biểu Quốc hội

Chương 12: Chủ tịch nước

1.       Khái quát sự ra đời và phát triển của chế định nguyên thủ quốc gia

2.       Vị trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước trong các bản Hiến pháp của Việt Nam

3.       Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp năm 2013

4.       Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước

5.       Cách thức hình thành vị trí chủ tịch nước

6.       Hội đồng quốc phòng và an ninh

Chương 13: Chính phủ

1.       Khái quát sự ra đời và phát triển của chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.       Vị trí, tính chất và chức năng của chính phủ

3.       Nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ

4.       Cơ cấu tổ chức của chính phủ

5.       Các hình thức hoạt động của chính phủ

Chương 14: Tòa án nhân dân

1.       Khái quát về toán nhân dân

2.       Vai trò của tòa án nhân dân đối với xã hội

3.       Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của tòa án nhân dân

4.       Cơ cấu tổ chức của hệ thống tòa án nhân

5.       Thẩm phán, hội thẩm và các chức danh hành chính chuyên môn trong tòa án

Chương 15: Viện Kiểm sát nhân dân

1.       Khái quát sự hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân

2.       Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

3.       Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân

4.       Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

5.       Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân

6.       Kiểm sát viên, kiểm tra viên

Chương 16: Chính quyền địa phương

1.       Một số vấn đề cơ bản về chính quyền địa phương

2.       Xác định phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương – phân quyền, phân cấp, ủy quyền

3.       Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

4.       Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương các cấp

Chương 17: Các cơ quan hiến định độc lập ở Việt Nam – Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước

1.       Khái quát về cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước hiện đại

2.       Sự ra đời của cơ quan hiến định độc lập ở Việt Nam

3.       Hội đồng bầu cử quốc gia

4.       Kiểm toán nhà nước

Đánh giá về Giáo trình Luật hiến pháp

Cuốn sách trình bày có hệ thống, ngắn gọn, dễ hiểu các kiến thức cơ bản của môn Luật Hiến pháp Việt Nam trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật hiện hành về tổ chức bộ máy nhà nước. Trong lần tái bản này, nhiều nội dung của chế định về Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Kiểm toán nhà nước đã được chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật theo các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019.

Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết, vô cùng hữu ích đối với học viên, sinh viên ngành luật.

Giáo trình Luật hiến pháp mua ở đâu?

Giáo trình Luật Hiến pháp có nhiều phiên bản với nhiều tác giả, nhà xuất bản khác nhau. Quý vị nên kiểm tra tên gọi chính xác của sách mình cần mua. Hiện nay, có một số nơi để mua sách Giáo trình Luật Hiến pháp như: tại nhà sách của trường Đại học Luật Hà Nội, nhà sách nơi đang theo học, tại các nhà sách gần trường dạy chuyên về luật, các nhà sách lớn. Tại một số kênh phân phối khác như các sàn thương mại điện tử Tiki, Lazada, Shopee,…

Giáo trình Luật hiến pháp bao nhiêu tiền?

Tùy vào nhà xuất bản, nơi mua, giáo trình Luật Hiến pháp sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên, mức giá hiện nay thông thường dao động từ 50.000 đồng đến 130.000 đồng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?

Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...

Đặc điểm của bào tử là là gì?

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành các tế bào khác nhau của cơ thể, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh, và nhiều tế bào...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi