Giáo trình luật dân sự Việt Nam

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 916 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Giới thiệu về Giáo trình luật dân sự

Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Đây là bộ luật lớn nhất của nước ta hiện nay. Với 689 điều luật, Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân có tính phổ biến trong đời sống của nhân dân ta hiện nay.

Bộ luật hình sự quy định các chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm bảo đảm sự ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng kịp thời việc nghiên cứu giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên và những người quan tâm, bộ môn một chín sửa khóa pháp luật dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội đã chỉnh lý giáo trình phù hợp với khoa học pháp lý dân sự hiện đại và làm rõ nội dung cơ bản của các phần trong Bộ Luật dân sự năm 2015.

Việc chỉnh lý Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam căn cứ vào chương trình, mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội và được xây dựng phù hợp với chương trình khung do bộ giáo dục và đào tạo quy định. Giáo trình Luật Dân sự được soạn thành hai tập để thuận tiện cho việc học tập và nghiên cứu.

Mặc dù tập thể tác giả đã hết sức cố gắng nhưng giáo trình khó tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong các độc giả góp ý để Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của trường đào tạo luôn ngày càng được hoàn thiện.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thông tin tập thể tác giả Giáo trình luật dân sự

Cuốn sách “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 1 và 2) – Trường đại học luật Hà Nội” do tập thể các tác giả là giảng viên tại trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn.

– Chủ biên: PGS.TS. Đinh Văn Thanh và TS. Nguyễn Minh Tuấn

– Tập thể tác giả:

PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến

TS. Phạm Công Lạc

PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu

TS. Kiều Thị Thanh

PGS.TS. Đinh Văn Thanh

TS. Vương Thanh Thúy

PGS.TS. Phùng Trung Tập

PGS.TS. Trần Thị Huệ

TS. Lê Đình Nghị

PGS.TS. Phạm Văn Tuyết

Trần Hữu Biên

Mục lục Giáo trình luật dân sự

Chương 1: Khái niệm về Luật Dân sự Việt Nam

Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

Định nghĩa của dân sự, phân biệt luật dân sự với các ngành luật khác

Hệ thống pháp luật dân sự, khoa học dân sự, giáo trình luật dân sự

Sơ lược về lịch sử phát triển của luật dân sự

Nguồn của luật dân sự

Khái niệm và phân loại nguồn của luật dân sự

Vi phạm pháp luật dân sự

Áp dụng và xin sự, áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật

Nhiệm vụ, nguyên tắc của luật dân sự

Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện áp dụng tương tự pháp luật

Nhiệm vụ, nguyên tắc của luật dân sự

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự

Nhiệm vụ của luật dân sự

Những nguyên tắc của luật dân sự

Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự

Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự

Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự

Phân loại quan hệ pháp luật dân sự

Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

Cá nhân – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Giám hộ

Nơi cư trú của cá nhân

Pháp nhân – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Khái niệm pháp nhân

Địa vị pháp lý và các yếu tố lịch sự của pháp nhân

Thành lập và đình chỉ pháp nhân

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước trung ương, địa phương

Hộ gia đình, tổ hợp tác của các tổ chức không có tư cách pháp nhân

Hộ gia đình

Tổ hợp tác

Chương 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu

Giao dịch dân sự

Đại diện

Thời hạn và thời hiệu

Chương 4: Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản

Sở hữu và quyền sở hữu

Khái niệm sử hữu và quyền sử hữu

Quá trình phát triển của pháp luật về sở hữu ở nước ta

Quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu

Chủ thể của quyền sở hữu

Khách thể của quyền sở hữu

Nội dung của quyền sở hữu

Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu

Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

Các hình thức sở hữu

Sở hữu toàn dân

Sở hữu riêng

Sở hữu chung

Bảo vệ quyền sở hữu

Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu

Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Những quy định chung khác về quyền sở hữu

Nghĩa vụ của chủ sở hữu

Quyền khác đối với tài sản

Chương 5: Quyền thừa kế

Quyền thừa kế

Khái niệm về quyền thừa kế

Sơ lược quá trình phát triển pháp luật về thừa kế Việt Nam

Một số quy định chung về thừa kế

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Thanh toán và phân chia di sản

Chương 6: Nghĩa vụ và hợp đồng dân sự

Nghĩa vụ

Lý luận cơ bản về nghĩa vụ

Các loại nghĩa vụ

Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ

Xác lập, chấm dứt nghĩa vụ

Thực hiện nghĩa vụ

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Những vấn đề chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm

Hợp đồng dân sự

Khái niệm về hợp đồng dân sự

Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự

Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự

Chương 7: Các hợp đồng dân sự thông dụng

Hợp đồng mua bán tài sản

Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản

Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản

Mua bán của bảo hành

Bán đấu giá tài sản

Hợp đồng trao đổi tài sản

Hợp đồng cho vay tài sản

Hợp đồng cho thuê tài sản

Hợp đồng thuê khoán tài sản

Hợp đồng cho mượn tài sản

Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản

Hợp đồng vận chuyển hành khách

Hợp đồng vận chuyển tài sản

Hợp đồng gia công

Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng ủy quyền

Các hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Hợp đồng hợp tác

Chương 8: Hứa thưởng và thi có giải

Tư tưởng

Thì có giải

Chương 9: Thực hiện công việc không có ủy quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Thực hiện công việc không có ủy quyền

Nghĩa vụ hoàn trả do chính hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật

Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Chương 10: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

Đánh giá về Giáo trình luật dân sự

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 1: Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Dân sự Việt Nam học phần 1, gồm: khái niệm; quan hệ pháp luật dân sự; giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn, thời hiệu; quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; quyền thừa kế.

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 2: Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Dân sự học phần 2, gồm: nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự; hứa thưởng, thi có giải; nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết, phục vụ hoạt động học tập và giảng dạy hiệu quả Bộ môn Luật dân sự Việt Nam. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật dân sự Việt Nam.

Giáo trình luật dân sự mua ở đâu?

Để mua Giáo trình luật dân sự tập 1 và tập 2 – Trường Đại học Luật Hà Nội, Quý vị có thể đến nhà sách Trường Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra, các nhà sách của các cơ sở đào tạo chuyên về luật cũng có sách này như nhà sách Học viện Tư pháp, nhà sách gần Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội,… Ngoài ra, Quý vị có thể tham khảo tại các nhà sách uy tín có bán trực tuyến trên website của nhà sách, qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada.

5/5 - (5 bình chọn)